Kế hoạch 4788/KH-UBND năm 2012 về phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin năm 2013 và giai đoạn 2013-2015 do tỉnh Bình Thuận ban hành

Số hiệu 4788/KH-UBND
Ngày ban hành 12/12/2012
Ngày có hiệu lực 12/12/2012
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Thuận
Người ký Lê Tiến Phương
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4788/KH-UBND

Bình Thuận, ngày 12 tháng 12 năm 2012

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NĂM 2013 VÀ GIAI ĐOẠN 2013 - 2015.

Căn cứ Luật Công nghệ Thông tin; Luật giao dịch điện tử;

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 50/2009/QĐ-TTg ngày 03/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành “Quy chế quản lý Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm và Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam”;

Căn cứ Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thống"; Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015;

Căn cứ Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 13/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1293/QĐ-BTTTT ngày 19/7/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 (phần hạ tầng thông tin);

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận xây dựng “Kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin năm 2013 và giai đoạn 2013-2015” với nội dung như sau:

Phần I

HIỆN TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH BÌNH THUẬN

I. Môi trường pháp lý:

Trong thời gian qua, tỉnh Bình Thuận đã ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành nhằm đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT (công nghệ thông tin) trong hoạt động của cơ quan nhà nước, cụ thể:

- Kết luận số 141-KL/TU ngày 18/11/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XII) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 26/9/2006 Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XI) “về phát triển Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin” (BCVT & CNTT) đến năm 2015; Kế hoạch số 6035/KH-UBND ngày 26/12/2011 của UBND tỉnh về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 26/9/2006 Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XI) về phát triển Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin;

- Kế hoạch số 1212/KH-UBND ngày 22/3/2011 của UBND tỉnh về ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2020; Kế hoạch số 5445/KH-UBND ngày 17/11/2011 của UBND tỉnh về việc đưa Bình Thuận trở thành tỉnh mạnh về CNTT đến năm 2020;

- Quyết định số 393/QĐ-UBND ngày 22/02/2012 về việc Quy định về đánh giá kết quả hoạt động triển khai ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước tỉnh Bình Thuận; Chỉ thị số 25/CT-UBND ngày 18/7/2012 của UBND tỉnh về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước...

- Chỉ thị số 07/2008/CT-BTTTT ngày 30/12/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông về đẩy mạnh sử dụng phần mềm mã nguồn mở trong hoạt động của cơ quan, tổ chức nhà nước.

- Quyết định số 52/QĐ-UBND ngày 11/01/2012 của UBND tỉnh quy định đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Kế hoạch số 3415/KH-UBND ngày 23/7/2010 về thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung số năm 2011; Kế hoạch số 3560/KH-UBND ngày 29/7/2011 về thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung số năm 2012 tỉnh Bình Thuận.

Trên cơ sở đó, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo chương trình CNTT tỉnh cùng các cơ quan chuyên môn xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch hàng năm về ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh.

II. Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước:

1. Hạ tầng kỹ thuật:

- Toàn bộ các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện đã được trang bị máy tính đáp ứng nhu cầu công việc. Tỷ lệ máy tính/CBCC: cấp tỉnh đạt 01 máy/CBCC-VC; cấp huyện đạt 0,7-01 máy/CBCC-VC. Có 100% sở, ngành, địa phương xây dựng mạng nội bộ (LAN), kết nối internet băng rộng. Khoảng 60% số địa phương có 100% UBND xã, phường, thị trấn có kết nối internet băng rộng.

- Mạng truyền số liệu chuyên dùng được đưa vào sử dụng thay thế mạng MegaWan nhằm triển khai các ứng dụng dùng chung, hội nghị truyền hình, truyền dữ liệu, các ứng dụng chuyên ngành... Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh đã được đầu tư nâng cấp, hiện có 22 máy chủ, được trang bị đường truyền Leased line 03Mbps (cáp quang), đường truyền số liệu chuyên dùng 06Mbps và đường FTTH 45Mbps duy trì kết nối ổn định với 34 đơn vị trong tỉnh và Trung ương. Hệ thống đảm bảo an ninh, bảo mật thông tin như: thiết bị tường lửa (Firewall) Cisco ASA 5520, 5510: bộ định tuyến dữ liệu Cisco router 2600,...

2. Ứng dụng CNTT trong nội bộ các cơ quan nhà nước:

- Hệ thống thư điện tử công vụ tỉnh đưa vào khai thác sử dụng đến tất cả các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn và các Hội, đoàn thể của tỉnh.

- Cổng thông tin điện tử (Portal): có 29 trang thông tin điện tử thành viên (19 cơ quan chuyên môn và 10 UBND cấp huyện). Đã tích hợp thông tin các lĩnh vực quản lý nhà nước và một số ứng dụng trên cổng như: Dịch vụ hành chính công trực tuyến cấp độ 2-3, hệ thống mời họp, tiếp nhận và công khai về khiếu nại tố cáo,...

- Phần mềm chuyên ngành phục vụ công tác chuyên môn: Cập nhật phổ biến hệ thống văn bản pháp quy; mời họp qua mạng (Văn phòng UBND tỉnh): in giấy phép lái xe, quản lý công tác cải tạo xe cơ giới, quản lý giấy phép lái xe bị vi phạm, phần mềm quản lý phương tiện thủy nội địa, phần mềm dự toán (Sở Giao thông - Vận tải); cập nhật dữ liệu phần mềm quản lý CBCC của Bộ Nội vụ (Sở Nội vụ); chương trình quản lý ngân sách (Sở Tài chính); quản lý công tác lý lịch tư pháp (Sở Tư pháp); Phần mềm quản lý thông tin tài liệu lưu trữ (Chi cục Văn thư Lưu trữ); Ngành tài nguyên và môi trường đã ứng dụng các phần mềm để quản lý và xử lý tác nghiệp, gồm phần mềm GIS: MicroStation, Mapinfo, ViLIS, bộ phần mềm ELIS, ArcGlS, phần mềm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; các phần mềm quản lý tư liệu như: phần mềm quản lý tư liệu trắc địa, phần mềm lưu trữ hồ sơ GeoData; phần mềm phục vụ kiểm kê, thống kê đất đai TK05; các phần mềm chuyển đổi hệ tọa độ như GeoTool, Maptrans; Hệ thống các loại máy móc phục vụ cho công tác đo đạc; Bộ Tài chính đã triển khai toàn quốc Hệ thống TABMIS (tên gọi tắt của dự án Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc) giúp cho việc quản lý và điều hành ngân sách tại cơ quan Tài chính, cơ quan Thuế, Kho bạc của tỉnh trở nên minh bạch, linh hoạt và hiệu quả.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ