Kế hoạch 6035/KH-UBND năm 2011 tiếp tục thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU về phát triển bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin do tỉnh Bình Thuận ban hành

Số hiệu 6035/KH-UBND
Ngày ban hành 26/12/2011
Ngày có hiệu lực 26/12/2011
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Thuận
Người ký Nguyễn Thành Tâm
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6035/KH-UBND

Bình Thuận, ngày 26 tháng 12 năm 2011

 

KẾ HOẠCH

TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 03-NQ/TU CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY (KHÓA XI) VỀ PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Căn cứ Kết luận số 141-KL/TU ngày 18/11/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XII), Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Ban Thưởng vụ Tỉnh ủy (khóa XI) “về phát triển bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin" từ nay đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh như sau:

I. CÁC MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

1. Mục tiêu phát triển Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin (BCVT&CNTT):

- Trong giai đoạn 2011-2015, phải tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trên cả ba mặt: Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin: sớm đưa BCVT&CNTT của tỉnh phát triển đạt mức khá trong cả nước.

- Tiếp tục phổ cập các loại hình dịch vụ đến các bưu cục, điểm bưu điện văn hóa xã. Phát triển bưu chính theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, kết hợp cung cấp các dịch vụ công ích với các dịch vụ thương mại.

- Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng BCVT&CNTT hiện đại, hoạt động hiệu quả, an toàn, chất lượng cao dung lượng lớn, cung cấp nhiều dịch vụ mới, dịch vụ gia tăng với độ phủ sóng rộng khắp trên toàn tỉnh.

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn quốc gia. Thiết lập hạ tầng viễn thông băng rộng trên phạm vi toàn tỉnh. Xây dựng công nghiệp công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung số và dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP của tỉnh.

- Tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 có chất lượng, thân thiện, hiệu quả nhằm phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin gắn với cải cách thủ tục hành chính, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động trong hệ thống chính quyền các cấp.

- Duy trì tốc độ tăng trưởng cao so với bình quân cả nước và của vùng. Tốc độ tăng trưởng doanh thu từ BCVT&CNTT hằng năm đạt từ 1,5-2 lần tốc độ tăng trưởng GDP trở lên. Đến năm 2015, tỷ trọng BCVT&CNTT đóng góp vào GDP đạt từ 6 - 8%.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2015:

a) Về hạ tầng viễn thông băng rộng:

- Bán kính các điểm phục vụ BCVT bình quân đạt dưới 1,4 km/điểm; 100% xã, phường, thị trấn có thư, báo đến trong ngày.

- Cơ bản hoàn thành mạng băng rộng đến các xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh: kết nối Internet băng rộng đến tất cả các trường học; phủ sóng thông tin di động băng rộng đến 80% dân cư. Nâng mật độ thuê bao điện thoại lên 135 thuê bao/100 dân; tỷ lệ người sử dụng internet đạt 40%.

- Có 100% các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố và 80% xã, thị trấn kết nối với mạng diện rộng của UBND tỉnh bằng đường truyền chuyên dùng tốc độ cao, an toàn; tất cả các phòng, ban và các xã, phường, thị trấn được kết nối mạng LAN với UBND các huyện, thị xã, thành phố; tỷ lệ CBCC cấp huyện có máy tính làm việc đạt 1 máy/CBCC.

b) Về nguồn nhân lực công nghệ thông tin:

Bảo đảm 100% các sở, ban, ngành và địa phương có cán bộ chuyên trách về CNTT với trình độ chuyên môn từ đại học trở lên; 100% Phòng VHTT các huyện có cán bộ chuyên trách về CNTT-TT; 100% lãnh đạo quản lý (CIO) được bồi dưỡng nâng cao kiến thức về ứng dụng CNTT trong hoạt động chỉ đạo, điều hành; 100% CBCC, VC cấp tỉnh và huyện, 80% cán bộ cấp xã có đủ kiến thức, khả năng ứng dụng thông thạo CNTT trong công việc.

c) Về ứng dụng công nghệ thông tin:

- Có 100% cơ quan thuộc UBND tỉnh sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp dùng chung trên môi trường mạng internet; 100% văn bản, tài liệu chính thức giữa các cơ quan nhà nước được truyền tải qua mạng (trừ các văn bản mật); 100% các huyện, thị xã, thành phố triển khai ứng dụng” một cửa liên thông điện tử".

- Có 60% sở, ban, ngành triển khai ứng dụng phần mềm điện tử một cửa liên thông; cung cấp dịch vụ công trực tuyến (mức độ 3 hoặc mức độ 4) có chất lượng, thân thiện, hiệu quả nhằm phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp; có 60% doanh nghiệp thực hiện giao dịch thương mại điện tử loại hình doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) hoặc doanh nghiệp (B2B); từng bước hình thành sàn giao dịch điện tử của tỉnh về kết nối với sàn giao dịch lớn trong cả nước.

đ) Về phổ cập thông tin:

Đến năm 2015, có ít nhất 20% số hộ gia đình trên toàn tỉnh có máy tính và truy cập Internet băng rộng; 100% xã, phường, thị trấn được phủ sóng phát thanh, truyền hình; có đài truyền thanh hoạt động ổn định; trên 95% số hộ có máy thu hình, trong đó 50% xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau, 30% xem được truyền hình cáp.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nâng cao nhận thức:

Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân để nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của BCVT&CNTT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Tiếp tục quán triệt sâu kỹ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII và Kết luận số 141-KL/TU ngày 18/11/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XII) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XI) “về phát triển BCVT&CNTT từ nay đến năm 2015; Kế hoạch số 5445/KH-UBND ngày 17/11/2011 của UBND tỉnh về đưa Bình Thuận trở thành tỉnh mạnh về CNTT & TT đến năm 2020...

2. Tăng cường đầu tư hoàn thiện hạ tầng BCVT&CNTT:

[...]