Kế hoạch 4731/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị định 43/2022/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch do tỉnh Ninh Thuận ban hành

Số hiệu 4731/KH-UBND
Ngày ban hành 31/10/2022
Ngày có hiệu lực 31/10/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Phan Tấn Cảnh
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4731/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 31 tháng 10 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 43/2022/NĐ-CP NGÀY 24/6/2022 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG CẤP NƯỚC SẠCH

Thực hiện Nghị định số 43/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch (gọi tắt là Nghị định số 43/2022/NĐ-CP),

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 43/2022/NĐ-CP, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Triển khai đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ theo Nghị định số 43/2022/NĐ-CP; phát huy hiệu quả các công trình cấp nước sạch tập trung, nâng cao tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch.

b) Góp phần thực hiện nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch tập trung theo hướng nâng cao chất lượng và phát triển bền vững. Khuyến khích thực hiện xã hội hóa nhằm huy động và đa dạng nguồn lực để duy trì, phát triển, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

c) Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc triển khai các giải pháp xử lý tài sản kết cấu hạ tầng nước sạch, bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.

2. Yêu cầu

a) Kế hoạch được lập trên cơ sở Nghị định số 43/2022/NĐ-CP.

b) Bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Ủy ban nhân dân tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc triển khai thực hiện.

c) Các hoạt động của Kế hoạch phải bảo đảm tính khả thi, phát huy tối đa nguồn lực hiện có của các cơ quan, tổ chức có liên quan và tình hình thực tiễn tại địa phương trong việc tổ chức thực hiện.

d) Công tác đánh giá, đề xuất các giải pháp xử lý tài sản kết cấu hạ tầng nước sạch cần phải bám sát hiện trạng sử dụng nước, không phân biệt khu vực cấp nước đô thị hay nông thôn, đảm bảo cấp nước an toàn, liên tục, ổn định cho người dân và doanh nghiệp.

đ) Thường xuyên, kịp thời kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ, giải quyết vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện để đảm bảo tiến độ, hiệu quả.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Nội dung công việc

a) Tổ chức lấy ý kiến chính thức các đơn vị cấp nước về việc tiếp nhận, ghi tăng vốn nhà nước đối với các hệ thống cấp nước đã được bàn giao quản lý, sử dụng.

b) Rà soát, phân loại tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh.

c) Kiểm tra hiện trạng, lập Biên bản kiểm tra hiện trạng quản lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch.

d) Lập phương án giao, quản lý khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch.

đ) Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch.

e) Cập nhật cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh.

2. Kinh phí thực hiện

Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập dự toán chi phí liên quan đến việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh trong phạm vi được giao quản lý trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt gồm:

a) Chi phí kiểm kê, chi phí xác định giá khởi điểm (bán đấu giá, cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn khai thác).

b) Chi phí xác định giá trị hoàn trả (giao tài sản có hoàn trả giá trị cho Nhà nước).

c) Chi phí tổ chức đấu giá và các chi phí khác có liên quan đến việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh.

[...]