Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2014 về phòng chống dịch bệnh thủy sản những tháng cuối năm 2014 và năm 2015 do tỉnh Thái Bình ban hành

Số hiệu 47/KH-UBND
Ngày ban hành 01/10/2014
Ngày có hiệu lực 01/10/2014
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Phạm Văn Ca
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 47/KH-UBND

Thái Bình, ngày 01 tháng 10 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH THỦY SẢN NHỮNG THÁNG CUỐI NĂM 2014 VÀ NĂM 2015.

Căn cứ các Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Số 17/2014/TT-BNNPTNT ngày 20/6/2014 quy định về phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi; số 38/2012/TT-BNNPTNT ngày 02/8/2012 về việc ban hành danh mục các bệnh thủy sản phải công bố dịch; số 21/2014/TT-BNNPTNT ngày 26/6/2014 hướng dẫn các loại thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm được hỗ trợ theo Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 và Quyết định số 49/2012/QĐ- TTg ngày 08/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Văn bản s5887/BNN-TY ngày 25/7/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng Kế hoạch và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh thủy sản; xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 259/TTr-SNN&PTNT ngày 19/9/2014; Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản những tháng cuối năm 2014 và năm 2015, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống hiệu quả dịch bệnh ở thủy sản có vai trò quyết định trong việc nâng cao năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế, bảo đảm phát triển ổn định và bền vững trong nuôi trồng thủy sản của tỉnh;

- Các biện pháp phòng, chng dịch bệnh phải bảo đảm chđộng, tích cực, kịp thời và hiệu quả; phòng bệnh là chính, dựa trên cơ sở quan trắc môi trường, giám sát, phát hiện sớm và xử lý nhanh gọn, kịp thời các dịch bệnh ở động vật thủy sản, kết hợp với thông tin tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro thiệt hại do dịch bệnh gây ra, góp phần đảm bảo cho nuôi trồng thủy sản đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả.

2. Yêu cầu: Phòng chống dịch bệnh phải có sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị các cấp và của cả cộng đồng, trong đó:

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính quyền và Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh thủy sản các cấp, các chủ cơ sở nuôi về tác hại của dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản để tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và chủ động thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra;

- Tập huấn nâng cao cho đội ngũ cán bộ và người nuôi về công tác thú y thủy sản nhất là năng lực, kỹ năng tổ chức và thực hiện về phòng, chống dịch bệnh thủy sản; tăng cường và củng cố hệ thống giám sát dịch bệnh thủy sản từ tỉnh tới xã, phường, thị trấn.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

A. Biện pháp phòng dịch

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo:

- Các cấp kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật (sau đây gọi tắt là BCĐ), xây dựng và đưa nội dung phòng chống dịch bệnh động vật thủy sản vào nội dung, nhiệm vụ của BCĐ, phân công và giao trách nhiệm cụ thể đến từng thành viên BCĐ; tăng cường kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản tại địa bàn quản lý. Chỉ đạo, củng cố các ban quản lý vùng nuôi tại các địa bàn nuôi thủy sản tập trung (HTX Dịch vụ nông nghiệp, HTX Dịch vụ thủy sản, cán bộ lâm sinh thủy sản các xã có diện tích giáp bin, Trưởng ban Chăn nuôi thú y) đảm bảo thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh trên thủy sản được kịp thời, hiệu quả; tăng cường theo dõi, quản lý môi trường và dịch bệnh thủy sản tại địa phương, giao trách nhiệm cụ thể đến tận Trưởng thôn, Trưởng ban Quản lý vùng nuôi, Trưởng ban Chăn nuôi thú y, cán bộ lâm sinh thủy sản trong việc giám sát, báo cáo dịch bệnh, tuyệt đối không được giấu dịch.

- Hàng năm, các cấp tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch thủy sản và hội nghị đánh giá kết quả công tác nuôi trồng và thú y thủy sản trên địa bàn quản lý, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ so với kế hoạch đặt ra, xác định các giải pháp cn khắc phục tổ chức thực hiện cho năm tiếp theo.

2. Công tác tuyên truyền:

- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình, Báo Thái Bình; các hội nghị, hội thảo, tập huấn kthuật... tăng cường công tác tuyên truyền về các văn bản quy định trong phòng chng dịch bệnh động vật thủy sản, tác hại của bệnh dịch thủy sản, các biện pháp phòng, chống để người dân nhận thức rõ, tự giác chấp hành lịch thời vụ thả giống, quy trình kỹ thuật nuôi, các quy định phòng chống dịch.

- Thực hiện triển khai 15 lớp tập huấn cho khoảng 975 lượt người là cán bộ quản lý thủy sản vùng nuôi thủy sản tập trung về các văn bản quy định trong phòng chống dịch bệnh động vật thủy sản, các kinh nghiệm trong phòng, chống dịch bệnh ở động vật thủy sản hoặc cho người nuôi thủy sản một số bệnh thường gặp trên thủy sản nuôi và hướng dẫn các biện pháp phòng, chống.

Địa điểm tập huấn dự kiến: Các xã Đông Minh, Nam Cường, Nam Thịnh, Đông Hải, Nam Thắng (huyện Tiền Hải), Thái Đô, Thụy Xuân, Thụy Trường, vùng Ba Đạc 80 (huyện Thái Thụy), Vũ Đoài, Phúc Thành (huyện Vũ Thư), Hồng Tiến (huyện Kiến Xương), Tân Lễ (huyện Hưng Hà), Đông Cường (huyện Đông Hưng), An Ninh (huyện Quỳnh Phụ).

Thời gian dự kiến tập huấn: Vào đầu các vụ nuôi khoảng tháng 3, 4.

- Tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh con giống, các cơ sở nuôi trồng thực hiện tốt việc chăm sóc, vệ sinh, quản lý môi trường nuôi đảm bảo sự sinh trưởng và nâng cao sức đề kháng cho thủy sản nuôi; cam kết thực hiện “3 không”: không giấu dịch; không xả thải nước ao, đầm, sản xuất giống bị bệnh chưa qua xử lý mầm bệnh ra môi trường; không xả bỏ thủy sản chết, thủy sn bệnh ra ngoài môi trường.

- Tuyên truyn các tổ chức, cá nhân nuôi thủy sản không tự ý mở rộng vùng nuôi ngoài vùng quy hoạch của tỉnh. Hướng dẫn người nuôi tập trung từng bước hoàn thiện hệ thống ao nuôi đúng kỹ thuật (bố trí thêm ao lắng, ao chứa, ao xử lý nước thải để xử lý bùn đáy ao, nước thải trước khi xả thải ra môi trường); đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ kthuật (tổ chức tập huấn, tham quan, chuyển giao các tiến bộ khoa học như công nghệ mới xử lý môi trường nuôi,... ) nhằm nâng cao năng sut, chất lượng và chủ động phòng ngừa các dịch bệnh phát sinh.

3. Công tác quan trắc môi trường và giám sát dịch bệnh:

3.1. Quan trắc môi trường: Căn cứ vào mùa vụ nuôi trồng thủy sản, đối tượng nuôi, Chi cục Thú y phối hợp với các địa phương, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, phòng Kinh tế Thành phố, Chi cục Nuôi trồng thủy sn tiến hành lấy mẫu quan trắc môi trường (nước) tại các vùng nuôi tôm, nuôi ngao, nuôi cá để phân tích các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa (độ mặn, độ kim, pH, độ trong, BOD, COD) nhằm khuyến cáo cách xử lý n định môi trường nước phòng ngừa dịch bệnh phát sinh và cảnh báo nguy cơ dịch bệnh.

- Đối với các vùng nuôi tôm:

+ Ly mẫu nước: 2 lần/tháng/vùng x 5 tháng x 4 vùng nuôi = 40 mẫu.

+ Xét nghiệm 6/6 chỉ tiêu: Độ mặn, độ kiềm, pH, độ trong, BOD, COD.

[...]
7
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ