Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2018 thực hiện chương trình mục tiêu y tế - dân số giai đoạn 2017-2020, tỉnh Điện Biên

Số hiệu 47/KH-UBND
Ngày ban hành 08/01/2018
Ngày có hiệu lực 08/01/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Điện Biên
Người ký Lê Văn Quý
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 47/KH-UBND

Điện Biên, ngày 08 tháng 01 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU Y TẾ - DÂN SỐ GIAI ĐOẠN 2017 - 2020, TỈNH ĐIỆN BIÊN

Phần thứ I

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2011-2016

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Tình hình sức khỏe

Trong 6 năm qua, tình trạng sức khỏe của người dân tỉnh Điện Biên tiếp tục có những cải thiện đáng kể, thể hiện qua các chỉ số sức khỏe cơ bản: Tui thọ trung bình từ lúc sinh tiếp tục tăng hàng năm, từ 66,3 tuổi năm 2010 lên 67,8 tuổi năm 2016 (64,9 tuổi ở nam và 70,7 tuổi ở nữ); Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi giảm từ 36,6‰ năm 2011 xuống còn 32,8‰ năm 2016; Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 45,9‰ năm 2011 xuống còn 40,1 năm 2016; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm từ 22,03% năm 2011 xuống 18,22% năm 2016; Tỷ lệ nhiễm HIV giảm từ 0,84% năm 2011 xuống 0,57% năm 2016. Tuy nhiên, vẫn có tình trạng chênh lệch cao về các chỉ số sức khỏe cơ bản giữa tỉnh Điện Biên với toàn quốc, như: Tuổi thọ trung bình thấp hơn toàn quốc 5,6 tuổi (thấp hơn so với khu vực 3,1 tuổi); tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi cao gấp 2,3 lần, tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi cao gấp 1,8 lần, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân cao gấp 1,34 lần và tỷ lệ nhiễm HIV/dân số cao, đứng thứ 2 so với toàn quốc.

Mô hình bệnh tật ở Việt Nam cũng như tại tỉnh hiện nay đang phải đối diện với mô hình bệnh tật “kép”, bên cạnh gánh nặng của các bệnh lây nhiễm, một số dịch bệnh mới, bệnh lạ xuất hiện và diễn biến khó lường, các bệnh không lây nhiễm có xu hướng ngày càng tăng.

2. Kết quả thực hiện

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, đặc biệt là sự quan tâm của Bộ Y tế, sự chỉ đạo, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác y tế của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ và cơ bản đạt các mục tiêu, chỉ tiêu y tế trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh XII nhiệm kỳ 2010 - 2015, như: Hệ thống y tế từ tỉnh đến xã và thôn, bản được củng cố, các cơ sở khám chữa bệnh đã được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết b và đào tạo cán bộ chuyên khoa, người bệnh đã được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày càng cao. Tình hình dịch bệnh ổn định, các loại bệnh truyền nhiễm gây dịch được khng chế; các chỉ số sức khỏe được cải thiện, góp phần thành công chung trong ổn định an ninh, chính trị; xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân như: (1) Nhu cầu của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe ngày càng ln, trong khi ngân sách và nguồn lực dành cho ngành y tế còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân; (2) Tổ chức bộ máy và nhân lực y tế: Hệ thống tổ chức mạng lưới y tế vẫn còn có những hạn chế về quản lý nhà nước ở tuyến huyện. Thiếu bác sĩ chuyên khoa sâu, kỹ thuật viên tại tuyến tỉnh, huyện; Tuyến y tế cơ sở còn bất cập về biên chế, thành phần và cơ cấu cán bộ (thiếu cán bộ dược). Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế về chuyên môn, quản lý; (3) Chất lượng dịch vụ y tế và các chỉ số sức khỏe nhân dân còn thấp so với toàn quốc; (4) Công tác xã hội hóa về y tế trên địa bàn còn nhiều khó khăn, hạn chế.

II. CÁC KẾ HOẠCH ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT GIAI ĐOẠN 2011-2016

- Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành y tế giai đoạn 2014-2020, tầm nhìn đến 2030;

- Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia Vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và đến năm 2030;

- Kế hoạch thực hiện Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2015;

- Kế hoạch thực hiện Đề án Đảm bảo tài chính cho Phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020;

- Kế hoạch thực hiện công tác Phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020;

- Đề án Xã hội hóa Methadone 2014-2015 trên địa bàn tỉnh Điện Biên;

- Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Hằng năm, căn cứ vào Quyết định giao các mục tiêu, nhiệm vụ và kinh phí các CTMTQG của Trung ương, tỉnh ban hành quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch và vốn ngân sách cho ngành y tế.

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

Giai đoạn 2011-2015, theo Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012-2015, theo đó ngành Y tế triển khai thực hiện 04 Chương trình mục tiêu quốc gia (về Y tế; Phòng, chống HIV/AIDS; Vệ sinh an toàn thực phẩm; Dân số - KHHGĐ).

Giai đoạn 2016-2020, theo Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020, ngành Y tế chỉ còn 01 Chương trình mục tiêu với 08 dự án thành phần, như sau: Phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến; Tiêm chủng mở rộng; Dân số và phát triển; An toàn thực phẩm; Phòng, chống HIV/AIDS; Đảm bảo máu an toàn và phòng chống một số bệnh lý huyết học; Quân dân Y kết hợp; Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình và truyền thông Y tế.

1. Kết quả thực hiện các chỉ số khỏe cơ bản như sau

- Công tác phòng chống dịch bệnh: Kiểm soát và khống chế các vụ dịch trên địa bàn, không có dịch lớn xảy ra; tăng cường giám sát các bệnh truyền nhim gây dịch và xử lý kịp thời, hạn chế tối đa số ca mắc và tử vong do dịch bệnh.

- Tỷ lệ trẻ em < 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin hằng năm đều đạt trên 90%; Tỷ lệ trẻ < 15 tuổi mắc các bệnh có vắc xin bảo vệ trên 100.000 trẻ dưới 15 tuổi giảm đi rõ rệt giảm từ 153 (năm 2011) xuống còn 54,5 (năm 2016) và tỷ lệ chết các bệnh có vắc xin bảo vệ giảm từ 2,92 (năm 2011) xuống 2,67 (năm 2016); Giữ vững thành quả thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh và duy trì được thanh toán bệnh phong ở cấp tỉnh.

- Tỷ lệ mắc mắc sốt rét/1.000 dân giảm từ 1,96‰ (năm 2011) xuống 0,24‰ (năm 2016); tỷ lệ mắc lao mới được phát hiện giảm từ 33,3 (năm 2011) xuống 24,6/100.000 dân (năm 2016); tỷ lệ mắc Lao trong cộng đồng giảm từ 58,7 (năm 2011) xuống 57,4/100.000 dân (năm 2016).

- Vệ sinh an toàn thực phẩm: Tăng cường và đẩy mạnh công tác tuyên truyền về VSATTP với nhiều hình thức đa dạng; tăng cường giám sát, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh trong dịp Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì chất lượng VSATTP, dịp Tết Trung thu, những ngày lễ ln và các sự kiện quan trọng của tỉnh, Kết quả: 100% các cơ sở kinh doanh, sản xuất chế biến thực phẩm, nhà hàng được quản lý, kiểm tra đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; trên 93% cơ sở do tuyến tnh và huyện quản lý được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện An toàn thực phẩm; tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính trong vụ ngộ độc thực phẩm là 8 ca/100.000 dân; 100% các ca, vụ ngộ độc thực phẩm được giám sát, điều tra, xác minh, báo cáo; Trong những năm qua số vụ ngộ độc giảm, không có vụ ngộ độc thực phẩm lớn tập th xảy ra.

[...]