Kế hoạch 4651/KH-UBND năm 2020 về kế hoạch hành động giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Bình Dương thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030

Số hiệu 4651/KH-UBND
Ngày ban hành 22/09/2020
Ngày có hiệu lực 22/09/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Trần Thanh Liêm
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4651/KH-UBND

Bình Dương, ngày 22 tháng 9 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2020-2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030

Theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 145/TTr-SYT ngày 14/9/2020;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành động giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Bình Dương thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 như sau:

PHẦN THỨ NHẤT

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN SỐ TRONG THỜI GIAN QUA

I. Kết quả thực hiện công tác dân số

1. Quy mô dân số và mức sinh

Quy mô dân số tỉnh Bình Dương năm 2019 là 2.456.319 người, dự báo quy mô dân số ở mức 2.568.589 người vào năm 2020; tăng 429.801 người so với năm 2016 (năm 2016 là 2.138.7881 người). Trong năm 2019 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,42%; tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên là 2,26%, thực hiện đạt mục tiêu chiến lược giai đoạn 2015-2020 là <4%. Trong giai đoạn 2016-2019, xu hướng kết hôn và mô hình sinh chuyển dần sang xu hướng kết hôn và sinh muộn; tổng tỷ suất sinh trên địa bàn giảm mạnh từ 1,7 con/phụ nữ năm 2016 xuống còn 1,542 con/phụ nữ năm 2019, Bình Dương thuộc nhóm 21 tỉnh có mức sinh thấp.

2. Cơ cấu dân số

Cơ cấu dân số theo giới tính phân theo thành thị, nông thôn năm 2019 tương đối đồng đều (thành thị 100,8; nông thôn 103,4). Tỷ số giới tính chung của tỉnh là 101,4 nam/100 nữ. Tỷ số giới tính khi sinh (số bé trai/100 bé gái) trong những năm gần đây đã duy trì ở mức bình thường là 103-107 bé trai/100 bé gái (năm 2016 là 104, năm 2019 là 106,73).

Bình Dương đang trong giai đoạn cơ cấu dân số trẻ, năm 2019 dân số trong độ tuổi lao động chiếm 67,1% tổng dân số; tỷ lệ dân số trong độ tuổi 20-29 chiếm 23,7%; tỷ lệ phụ thuộc chung chiếm 29,6%; tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm 19,7%; tỷ lệ người cao tuổi trên 60 tuổi chiếm 5,4%, công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ngày càng được quan tâm, năm 2019 tỷ lệ người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe đạt 83,9%. Tuy nhiên cơ cấu dân số đang chuyển dịch, tỷ lệ dân số trong độ tuổi 20-29 giảm từ 35,06% năm 2015 xuống còn 23,7% năm 20194.

3. Chất lượng dân số

Chất lượng dân số ngày càng được nâng cao về đời sống kinh tế, thể chất, trí tuệ và tinh thần, tuổi thọ trung bình của người dân trên địa bàn tỉnh năm 2019 là 76 tuổi5 (trong đó nam >73 năm, nữ gần 79 năm). Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn tiếp cận đa chiều của tỉnh 1,31%.

Công tác nâng cao sức khỏe, giảm bệnh tật và tử vong ở bà mẹ, trẻ em ngày càng được quan tâm. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể cân nặng giảm từ 8,4% năm 2015 xuống còn 7,8%6 năm 2019. Từ năm 2016 đến năm 2019 có 70.019 trẻ sơ sinh được xét nghiệm sàng lọc sơ sinh và 44.165 bà mẹ được khám sàng lọc trước sinh (ước đến cuối năm 2020 có 92.619 trẻ và 64.665 bà mẹ được khám sàng lọc), mục tiêu đến năm 2020 tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh là 50% và trẻ sinh ra được sàng lọc sau sinh là 80%. Tỷ số tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản năm 2019 là 4,79/100.000 trẻ đẻ sống, đạt mục tiêu chiến lược là giảm tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản xuống < 20/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2020. Mô hình tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân triển khai 9/9 huyện, thị xã, thành phố.

4. Phân bố dân cư

Trong thời gian qua tỉnh đã đề ra nhiều chính sách tăng cường đầu tư phát triển kinh tế và xây dựng các khu/cụm công nghiệp để phát huy thế mạnh của từng địa phương; khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm tại nơi cư trú, hạn chế việc di dân về trung tâm, từng bước điều chỉnh phân bố dân cư hợp lý trên địa bàn toàn tỉnh.

Mật độ dân số năm 2019 là 912 người/km2; trong đó dân số tập trung chủ yếu ở khu vực đô thị dịch vụ và các khu công nghiệp. Tỷ lệ dân số thành thị là 81,86%, dân số được phân bố đáp ứng nhu cầu lao động của các khu công nghiệp. Bình Dương có tỷ lệ dân nhập cư đông, tỷ suất nhập cư là 39,40‰7.

5. Công tác tuyên truyền, giáo dục dân số

Công tác truyền thông đã từng bước chuyển trọng tâm chính sách dân số từ KHHGĐ sang Dân số và Phát triển; chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số theo Nghị quyết 21/NQ/TW. Trong thời gian qua, hoạt động truyền thông được triển khai thực hiện dưới nhiều hình thức:

- Phối hợp ký kết hợp đồng trách nhiệm với các ban ngành, đoàn thể như: Tỉnh đoàn thanh niên, trường Chính trị tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban mặt trận tổ quốc tỉnh, Hội Nông dân.... thực hiện tuyên truyền về công tác Dân số-KHHGĐ với các hoạt động như tập huấn, hội thảo, diễn đàn, nói chuyện chuyên đề.... cho nhiều nhóm đối tượng, từ đó tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, thái độ và hành vi trong việc thực hiện KHHGĐ và chăm sóc SKSS.

- Phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng như Đài Phát thanh truyền hình, Báo Bình Dương, Báo gia đình và xã hội.... thực hiện các chương trình phóng sự và truyền thanh đưa tin, bài phản ánh các hoạt động về công tác Dân số- KHHGĐ từ tỉnh tới cơ sở với các nội dung như: Dân số- KHHGĐ, Dân số và Phát triển, các chính sách mới về dân số, mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh, giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng....

- Đa dạng các sản phẩm truyền thông tuyên truyền về Dân số-KHHGĐ như pano, áp phích, tờ rơi, ấn phẩm... Các hình thức truyền thông tư vấn nhóm nhỏ, tư vấn cộng đồng, thăm hộ gia đình và sinh hoạt câu lạc bộ được chú trọng thường xuyên.

Để tăng cường hiệu quả truyền thông bên cạnh các hoạt động truyền thông thường xuyên thì trong các đợt trọng điểm như: Truyền thông kỷ niệm các ngày Dân số thế giới 11/7, Tránh thai Thế giới 26/9, Quốc tế trẻ em gái 11/10, Tháng hành động quốc gia về Dân số (Tháng 12), Ngày Dân số Việt Nam 26/12,... các hoạt động truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi về Dân số, SKSS/KHHGĐ càng được tập trung đẩy mạnh. Hàng năm tỉnh còn tổ chức các đợt Chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ SKSS/KHHGĐ (Chiến dịch truyền thông Dân số) tại các xã/phường/thị trấn có nhiều đối tượng khó tiếp cận, có đông công nhân lao động từ nguồn kinh phí địa phương hỗ trợ.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, những người có uy tín trong cộng đồng đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo, cam kết, ủng hộ và tham gia truyền thông vận động về công tác dân số, đặc biệt là sự đồng tình, hưởng ứng của người dân, của mỗi gia đình và cộng đồng xã hội, nhờ vậy kiến thức, sự hiểu biết, kỹ năng lựa chọn và thực hiện hành vi của các đối tượng tham gia chương trình được nâng lên góp phần nâng cao chất lượng dân số, chất lượng cuộc sống cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Đây là một trong những yếu tố quyết định sự ổn định và bền vững của chương trình Dân số-KHHGĐ.

6. Dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình: Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho người dân hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ không ngừng được củng cố và hoàn thiện từ tỉnh đến cơ sở. Ngoài nguồn phương tiện tránh thai miễn phí cho đối tượng ưu tiên thuộc Chương trình mục tiêu Dân số-KHHGĐ, tỉnh triển khai đề án tiếp thị xã hội và xã hội hóa phương tiện tránh thai. Trong giai đoạn 2015-2020 được sự chấp thuận của Tổng cục Dân số-KHHGĐ tỉnh cấp phát phương tiện tránh thai miễn phí cho “Công nhân có thu nhập thấp” từ nguồn phương tiện tránh thai miễn phí còn tồn tại các tuyến.

7. Công tác tổ chức, quản lý, điều hành: Công tác Dân số - KHHGĐ luôn được Đảng và chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh quan tâm, chỉ đạo bằng các nghị quyết, chương trình, quyết định, kế hoạch với những mục tiêu cụ thể, phù hợp điều kiện của địa phương. Công tác phối hợp tuyên truyền, giáo dục, nhận thức về Dân số-KHHGĐ của các cấp, các ngành và toàn dân đã có bước chuyển biến tích cực, các mô hình truyền thông, tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh và sơ sinh, kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh được duy trì và ngày càng đi vào chiều sâu, dịch vụ Dân số-KHHGĐ được mở rộng, 100% trạm y tế xã đã cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cơ bản.

II. Hạn chế bất cập

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ