Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 458/KH-UBND năm 2021 về xây dựng, nhân rộng mô hình, gương điển hình tiên tiến giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Bắc Kạn ban hành

Số hiệu 458/KH-UBND
Ngày ban hành 19/07/2021
Ngày có hiệu lực 19/07/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Kạn
Người ký Nguyễn Long Hải
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 458/KH-UBND

Bắc Kạn, ngày 19 tháng 7 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG, NHÂN RỘNG MÔ HÌNH, GƯƠNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN GIAI ĐOẠN 2021-2025

Thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, trong những năm qua công tác xây dựng, nhân rộng mô hình, gương điển hình tiên tiến trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã được các cấp, các ngành quan tâm. Nhiều mô hình, gương điển hình tiên tiến đã đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh và được vinh danh tại Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Bắc Kạn lần thứ V. Nhằm tiếp tục phát huy vai trò của các mô hình, gương điển hình tiên tiến trong việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch xây dựng, nhân rộng mô hình, gương điển hình tiên tiến trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2025 với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, người đứng đầu và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về vị trí, vai trò, ý nghĩa, hiệu quả thiết thực của việc xây dựng, nhân rộng mô hình, gương điển hình tiên tiến (sau đây gọi chung là điển hình tiên tiến) trong các phong trào thi đua yêu nước góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.

2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch nhân rộng điển hình tiên tiến một cách cụ thể và triển khai thực hiện mang lại hiệu quả thiết thực; chủ động phát hiện, bình chọn những điển hình tiêu biểu để tuyên dương, động viên, khen thưởng kịp thời; tiếp tục tuyên truyền, phổ biến những sáng kiến, kinh nghiệm, mô hình mới, cách làm hay... để góp phần nhân rộng điển hình tiên tiến. Xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm của các phong trào thi đua của cơ quan, đơn vị, địa phương.

II. NỘI DUNG

1. Trong quá trình tổ chức thực hiện các phong trào thi đua, kịp thời phát hiện, lựa chọn những mô hình, gương điển hình tiên tiến là những tập thể, cá nhân, hộ gia đình có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong học tập, công tác, lao động sản xuất, kinh doanh và chiến đấu, phục vụ chiến đấu; là nhân tố tích cực, dẫn đầu trong các phong trào thi đua, gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

2. Trong quá trình xây dựng điển hình tiên tiến, các đơn vị, địa phương cần quan tâm phát hiện, giúp các mô hình xác định đúng đắn động cơ phấn đấu, nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác, sản xuất, kinh doanh; tạo các điều kiện cụ thể về tinh thần, vật chất, cơ chế, chính sách và môi trường thuận lợi để các mô hình, gương điển hình phát huy vai trò của mình.

3. Xây dựng các tiêu chí điển hình tiên tiến của tập thể và cá nhân phù hợp với đặc điểm, tính chất, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Xác định rõ tiêu chí điển hình tiên tiến toàn diện và điển hình tiên tiến trên một số lĩnh vực; lồng ghép nội dung, tiêu chí xây dựng điển hình tiên tiến của các cuộc vận động, các phong trào thi đua hướng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương.

4. Thường xuyên quan tâm kiểm tra, giám sát, đánh giá tác dụng, hiệu quả, khả năng phát triển của từng mô hình, việc ảnh hưởng của các điển hình trong mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị qua đó phát hiện những khó khăn, vướng mắc để kịp thời có các biện pháp giúp đỡ để điển hình ngày càng hoàn thiện.

5. Thực hiện định kỳ sơ kết, đánh giá kết quả của các mô hình, điển hình tiên tiến hằng năm hoặc giữa giai đoạn, để kịp thời rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng, đồng thời lựa chọn những mô hình, gương điển hình thật sự xuất sắc tiêu biểu, có sức lan tỏa rộng để giới thiệu, biểu dương trên các phương tiện thông tin, truyền thông.

6. Các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm tổ chức tham quan các mô hình điển hình trong học tập, công tác, lao động sản xuất, kinh doanh và chiến đấu để trao đổi học tập kinh nghiệm về phương pháp, cách làm của các điển hình tiên tiến tiêu biểu. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhân tố mới, gương điển hình tiên tiến và các phong trào thi đua yêu nước nhằm tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần cổ vũ động viên cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân hăng hái thi đua lao động, sản xuất thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

III. TIÊU CHÍ LỰA CHỌN CÁC ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN TRÊN MỘT SỐ LĨNH VỰC

1. Tiêu chí chung

Mô hình, gương điển hình tiên tiến phải là những tập thể, cá nhân, hộ gia đình có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong học tập, công tác, lao động sản xuất, kinh doanh, chiến đấu, phục vụ chiến đấu; là nhân tố nổi trội, dẫn đầu trong các phong trào thi đua, gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đoàn kết, có tinh thần tương thân, tương ái tích cực tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo do cơ quan, đơn vị, địa phương phát động.

2. Tiêu chí mô hình, gương điển hình trên một số lĩnh vực

2.1. Điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

- Đối với tập thể: Là các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục triển khai các phong trào thi đua gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và tổ chức đăng ký học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại cơ quan, đơn vị, địa phương; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; có nhiều cách làm hay, sáng tạo.

- Đối với cá nhân: Có phẩm chất đạo đức trong sáng, là tấm gương tiêu biểu cho ý chí rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, gương mẫu đi đầu trong công tác; có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, sáng tạo có nhiều sáng kiến, giải pháp hữu ích trong công tác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

2.2. Điển hình trong xây dựng nông thôn mới

- Đối với tập thể: Là các cơ quan, đơn vị, địa phương có phương pháp, cách làm hay phù hợp với điều kiện thực tế để tổ chức thực hiện các tiêu chí về nông thôn mới; tổ chức được các phong trào thi đua chuyên đề mang tính đột phá, với nội dung thiết thực, góp phần hoàn thành từng tiêu chí về xây dựng nông thôn mới trước thời hạn; các xã đạt được các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; có nhiều thành tích đóng góp thiện nguyện trong xây dựng nông thôn mới.

- Đối với cá nhân, hộ gia đình: Các cá nhân, hộ gia đình có nhiều đóng góp trong tuyên truyền, vận động, tham gia hiến đất, đóng góp tiền của vật chất, ngày công lao động để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

2.3. Điển hình trong sản xuất - kinh doanh

- Đối với tập thể: Là những doanh nghiệp, hợp tác xã có nhiều thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh và nhiều đóng góp cho xã hội; có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao; tích cực đầu tư mở rộng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh; các chỉ tiêu về doanh thu, nộp ngân sách Nhà nước, lợi nhuận hằng năm tăng trưởng; thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế và chính sách đối với người lao động; đạt tiêu chuẩn an toàn lao động, an ninh, trật tự, môi trường; tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua do tỉnh, địa phương tổ chức phát động; tích cực tham gia, đóng góp công tác xã hội.

- Đối với cá nhân: Cá nhân có nhiều thành tích trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và có nhiều đóng góp cho xã hội; có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao, làm lợi cho đơn vị. Tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua do địa phương và các cấp tổ chức phát động; tích cực tham gia, đóng góp cho công tác xã hội.

2.4. Mô hình, gương điển hình về phát triển kinh tế hộ gia đình

Là gia đình tích cực lao động, sản xuất kinh doanh, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào lao động, sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao, hợp pháp; không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường; giải quyết việc làm cho người lao động; thu nhập của gia đình năm sau cao hơn năm trước; chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương; tích cực tham gia các hoạt động xã hội; hằng năm đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”.

[...]