Kế hoạch 79/KH-UBND năm 2022 về bồi dưỡng và nhân rộng gương điển hình tiên tiến do tỉnh Hưng Yên ban hành
Số hiệu | 79/KH-UBND |
Ngày ban hành | 21/04/2022 |
Ngày có hiệu lực | 21/04/2022 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hưng Yên |
Người ký | Trần Quốc Văn |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 79/KH-UBND |
Hưng Yên, ngày 21 tháng 4 năm 2022 |
BỒI DƯỠNG VÀ NHÂN RỘNG GƯƠNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN
Để tiếp tục đẩy mạnh công tác bồi dưỡng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến đã được tuyên dương tại các Đại hội thi đua yêu nước của tỉnh, tổ chức thi đua cùng các gương điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch bồi dưỡng và nhân rộng gương điển hình tiên tiến trên địa bàn tỉnh như sau:
1. Mục đích
a) Tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và ý nghĩa của công tác bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến là nhiệm vụ trọng tâm trong đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức, chỉ đạo các phong trào thi đua yêu nước của tỉnh trong giai đoạn hiện nay; coi đây là một trong những yếu tố quan trọng, có tác dụng nêu gương, động viên các tầng lớp Nhân dân tích cực hưởng ứng và tham gia các phong trào thi đua, tạo nên khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp, để phong trào thi đua trở thành động lực mạnh mẽ góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
b) Mỗi cơ quan, đơn vị và địa phương thường xuyên bám sát phong trào, chú trọng công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, nhân rộng, nêu gương điển hình tiên tiến trong quần chúng Nhân dân và người lao động cho nhiều nơi, nhiều người học tập làm theo; qua đó phát hiện những sáng kiến hay, những nhân tố mới, mô hình mới và điển hình trên các lĩnh vực đời sống xã hội.
c) Thông qua việc bồi dưỡng, nhân rộng gương điển hình tiên tiến khơi dậy tinh thần học tập, tự giác, tự lực, tự cường, nỗ lực vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; rút ra bài học kinh nghiệm về tổ chức phong trào thi đua, công tác khen thưởng, về bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến, tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, chất lượng công tác thi đua, khen thưởng.
2. Yêu cầu
a) Các cơ quan, đơn vị, địa phương được tuyên dương tại Đại hội thi đua yêu nước của tỉnh tiếp tục thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng trong Cụm, Khối thi đua của tỉnh, phát huy là đơn vị để các thành viên trong Cụm, Khối thi đua học tập.
b) Các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ trì các phong trào thi đua yêu nước của tỉnh tiếp tục xây dựng kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng gương điển hình tiên tiến đã được tuyên dương, nêu gương, nhân rộng điển hình tiên tiến trong thời gian tới thiết thực, hiệu quả và có sức lan tỏa, tác động tích cực đời sống xã hội để mọi người có thể học tập, làm theo.
c) Bồi dưỡng và nhân rộng các gương điển hình tiên tiến tiêu biểu nhất để đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước.
II. NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG VÀ NHÂN RỘNG GƯƠNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN
1. Nội dung
a) Thường xuyên quan tâm đến các điển hình tiên tiến; giúp các điển hình tiên tiến xác định được mục đích phấn đấu, nâng cao năng lực toàn diện về nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác; tạo điều kiện về tinh thần, vật chất, cơ chế chính sách và môi trường thuận lợi để các điển hình thực hiện và phát huy vai trò của mình.
b) Thông qua mô hình của các điển hình tiên tiến, từng cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng các tiêu chí điển hình tiên tiến của tập thể, cá nhân phù hợp với đặc điểm, tính chất, nhiệm vụ cơ quan, đơn vị, địa phương và nội dung các phong trào thi đua được phát động.
c) Tổ chức đăng ký thi đua giữa các điển hình tiên tiến; tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến.
d) Tổ chức tham quan các mô hình, các điển hình tiên tiến để trao đổi học tập kinh nghiệm, phương pháp, cách làm hay, hiệu quả, đạt thành tích trong thực hiện công tác bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến.
đ) Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tác dụng, tính hiệu quả và xác định khả năng phát triển của từng điển hình, mức độ ảnh hưởng của các điển hình ở mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương; từ đó rút kinh nghiệm để điều chỉnh và bổ sung hoàn thiện; kịp thời phát hiện những khó khăn, thiếu sót và có biện pháp giúp đỡ điển hình tiên tiến phấn đấu, rèn luyện, tiếp tục duy trì thành tích và phát huy hiệu quả đã đạt được.
e) Định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả đạt được, kịp thời lựa chọn những mô hình, tập thể, cá nhân thực sự tiêu biểu, có sức lan tỏa trên các lĩnh vực của đời sống xã hội để tuyên dương, khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng; xây dựng lộ trình, bồi dưỡng các điển hình phấn đấu đạt các tiêu chí khen thưởng cấp Nhà nước và đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng.
2. Đối tượng bồi dưỡng và nhân rộng gương điển hình tiên tiến
a) Tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc đã được tuyên dương tại các Đại hội thi đua yêu nước của tỉnh.
b) Tập thể, cá nhân khác thuộc các cơ quan, đơn vị, địa phương và các tầng lớp Nhân dân.
III. THỜI GIAN VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Thời gian: Tổ chức thực hiện Kế hoạch bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến thực hiện từ ngày ban hành Kế hoạch đến năm 2025.
2. Nguồn kinh phí thực hiện: Để thực hiện công tác bồi dưỡng, nhân rộng gương điển hình tiên tiến được trích trong quỹ thi đua, khen thưởng của từng cấp, từng đơn vị, địa phương theo quy định hiện hành.
1. Các Cụm, Khối thi đua của tỉnh và các cơ quan, đơn vị, địa phương