Kế hoạch 4537/KH-BVHTTDL năm 2024 triển khai Giải pháp để hình thành môi trường văn hóa số; Xây dựng cơ chế, chính sách khắc phục khoảng cách chênh lệch về hạ tầng văn hóa và mức thụ hưởng văn hóa giữa các vùng, miền, nhóm xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành

Số hiệu 4537/KH-BVHTTDL
Ngày ban hành 17/10/2024
Ngày có hiệu lực 17/10/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch
Người ký Trịnh Thị Thủy
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Văn hóa - Xã hội

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4537/KH-BVHTTDL

Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ HÌNH THÀNH MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA SỐ; XÂY DỰNG CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH KHẮC PHỤC KHOẢNG CÁCH CHÊNH LỆCH VỀ HẠ TẦNG VĂN HÓA VÀ MỨC THỤ HƯỞNG VĂN HÓA GIỮA CÁC VÙNG, MIỀN, NHÓM XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Triển khai Nghị quyết số 111/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17 tháng 11 năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (gọi chung là Nghị quyết số 111/NQ-CP), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch triển khai các giải pháp để hình thành môi trường văn hóa số; xây dựng cơ chế, chính sách khắc phục khoảng cách chênh lệch về hạ tầng văn hóa và mức thụ hưởng văn hóa giữa các vùng, miền, nhóm xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Xác định các giải pháp trọng tâm trong việc hình thành môi trường văn hóa số.

2. Đề xuất, xây dựng cơ chế, chính sách khắc phục khoảng cách chênh lệch về hạ tầng văn hóa giữa thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; chênh lệch về mức thụ hưởng văn hóa giữa các nhóm xã hội, các cộng đồng dân cư.

3. Nội dung Kế hoạch bám sát quan điểm, mục tiêu, phân công nhiệm vụ tại Nghị quyết số 111/NQ-CP.

4. Đảm bảo sự vào cuộc đồng bộ, trách nhiệm, tích cực, hiệu quả của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc triển khai, thực hiện Kế hoạch.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức, cá nhân về vị trí, vai trò, ý nghĩa của văn hóa số trong sự phát triển văn hóa, con người Việt Nam.

a) Phát huy vai trò của dư luận xã hội trên môi trường số, dùng ý kiến đúng đắn của số đông để điều chỉnh, uốn nắn kịp thời, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, lệch chuẩn đạo đức, văn hóa. Nêu cao trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân trong môi trường số.

b) Phát huy vai trò, sức mạnh của văn học, nghệ thuật, báo chí trong việc phê phán những biểu hiện lệch lạc và định hướng các chuẩn mực văn hóa mới trên môi trường số phù hợp đặc tính và truyền thống dân tộc góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và tinh thần Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021.

2. Xây dựng con người thời đại số, công dân số và văn hóa ứng xử trên môi trường số.

a) Nâng cao nhận thức, năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về văn hóa trong xã hội số thông qua các chương trình, đề án đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ngành văn hóa, thể thao và du lịch.

b) Ban hành các quy tắc ứng xử văn hóa (lối sống, ứng xử, phương thức giao tiếp, làm việc...) và chuẩn mực đạo đức, pháp luật của con người trong môi trường số phù hợp với đặc tính và truyền thống dân tộc.

3. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa.

a) Đẩy mạnh chuyển đổi số trong phương thức và hoạt động văn hóa (sáng tạo, lưu giữ, truyền bá, tiếp nhận, thưởng thức,...) của cá nhân và cộng đồng trên cơ sở ứng dụng các phương tiện và công nghệ kỹ thuật số.

b) Đẩy mạnh số hóa di sản văn hóa, hình thành cơ sở dữ liệu số về di sản văn hóa (bao gồm di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể và di sản tư liệu).

c) Tăng cường xây dựng chuyển đổi số, công nghệ tiên tiến vào hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực điện ảnh (bao gồm: xây dựng phần mềm quản lý nhân sự và cập nhật dữ liệu hồ sơ; xây dựng hệ thống dữ liệu về phân loại phim trên không gian mạng; số hóa dữ liệu phát hành, phổ biến phim tại Việt Nam).

d) Xây dựng hạ tầng công nghệ số đồng bộ từ trung ương đến địa phương, phát triển thư viện số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam và thư viện công cộng cấp tỉnh; tăng cường xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam trở thành trung tâm bảo quản số, dữ liệu số dùng chung, thực hiện tích hợp, liên thông, chia sẻ dữ liệu số giữa các thư viện; xây dựng hệ thống quản lý các thư viện Việt Nam.

e) Xây dựng và hỗ trợ phát triển không gian đa phương tiện hoặc trải nghiệm với sách phục vụ phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng tại thư viện công cộng cấp tỉnh.

g) Tăng cường, thúc đẩy việc số hóa các hiện vật để triển khai các hoạt động giáo dục, truyền thống thông qua di sản tại các bảo tàng.

4. Rà soát, đề xuất cơ chế, chính sách và các giải pháp nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn.

a) Hoàn thiện chính sách thúc đẩy sáng tạo và hưởng thụ văn hóa phù hợp với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xử lý kịp thời các thách thức đặt ra đối với phát triển văn hóa - xã hội.

b) Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.

c) Tăng cường năng lực cơ sở vật chất, hỗ trợ xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở, khu vui chơi, giải trí dành cho trẻ em tại các khu công nghiệp, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn và các địa phương không tự cân đối được ngân sách.

d) Thúc đẩy hoạt động, hỗ trợ trang thiết bị cho các đội thông tin, tuyên truyền lưu động tại vùng biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn.

e) Phối hợp xây dựng và triển khai các hoạt động giáo dục nghệ thuật, nâng cao năng lực thẩm mỹ cho thanh niên, thiếu niên, chương trình giáo dục nghệ thuật trong nhà trường.

[...]