Kế hoạch 4504/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chỉ thị 30/CT-TTg phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Số hiệu 4504/KH-UBND
Ngày ban hành 27/11/2024
Ngày có hiệu lực 27/11/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Thuận
Người ký Nguyễn Minh
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4504/KH-UBND

Bình Thuận, ngày 27 tháng 11 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 30/CT-TTG NGÀY 29/8/2024 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN

Thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam và Quyết định số 3316/QĐ-BVHTTDL ngày 05/11/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành về ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (viết tắt là Chỉ thị số 30/CT-TTg).

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TTg trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 30/CT-TTg trên địa bàn tỉnh theo hướng hiện đại và hội nhập, tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút tối đa nguồn lực từ các doanh nghiệp và xã hội để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, đảm bảo phù hợp với các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Xác định tiềm năng, lợi thế của các lĩnh vực công nghiệp văn hóa đề ưu tiên định hướng phát triển các ngành có nhiều tiềm năng, lợi thế của tỉnh; đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa cho người dân, đẩy nhanh quá trình ứng dụng, khai thác các thành tựu khoa học công nghệ, phát huy năng lực sáng tạo, bản sắc văn hóa, liên kết đa dạng, đa ngành giữa các địa phương, các quốc gia để từng bước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

2. Yêu cầu:

- Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có trọng tâm, trọng diêm, có lộ trình cụ thể; dựa trên thế mạnh các ngành công nghiệp văn hóa để phát huy lợi thế của Bình Thuận, phù hợp với các quy luật cơ bản của kinh tế thị trường; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, công bằng giữa các ngành, các khâu sáng tạo, sản xuất, phân phối, phổ biến và hưởng thụ.

- Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong tỉnh, trong nước và nước ngoài đầu tư vào các ngành công nghiệp văn hóa phù hợp với quy định của pháp luật.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy và chính quyền, đặc biệt là người đứng đầu trong việc quan tâm, chủ động thúc đẩy phát triển các lĩnh vực công nghiệp văn hóa có tiềm năng, lợi thế của Bình Thuận. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 290/KH-UBND ngày 23/01/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

2. Xây dựng chính sách theo từng lĩnh vực có thể mạnh, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa tại địa phương. Chủ động cân đối, bố trí nguồn ngân sách, nguồn lực để ưu tiên phát triển các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa có thế mạnh, có sức cạnh tranh; đồng thời, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào công nghiệp văn hóa; trong đó chú trọng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền đi đối với phân bổ nguồn lực hợp lý và tăng cường khả năng thực thi pháp luật, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng.

3. Đẩy mạnh liên kết vùng, địa phương trong khai thác và kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa. Phát triển thị trường theo hướng từng bước hình thành cộng đồng người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa trong nước và quốc tế.

4. Chủ động xây dựng kế hoạch về quy hoạch không gian, bố trí quỹ đất, hỗ trợ các không gian sáng tạo, trung tâm công nghiệp văn hóa tại địa phương theo từng giai đoạn. Chủ động xây dựng và triển khai phương án hỗ trợ sáng tạo, đẩy mạnh khai thác, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa.

5. Tăng cường các hoạt động truyền thông, quảng bá, tuyên truyền thường xuyên để tạo sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong nhận thức về các ngành công nghiệp văn hóa. Từ nay đến đầu năm 2026, xây dựng chuyên trang nội dung về công nghiệp văn hóa trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan.

6. Xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống chỉ tiêu thống kê phù hợp với tiêu chí, tiêu chuẩn chung và đẩy mạnh chuyển đổi số về các ngành công nghiệp văn hóa.

7. Chủ động xây dựng cơ chế mở, thử nghiệm trong sáng tạo nhằm tiếp thu tiến bộ trong tư duy quản lý, điều hành, sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa.

8. Chủ động thu hút các nguồn lực đầu tư hỗ trợ hình thành các không gian văn hóa và sáng tạo, các dự án khởi nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp văn hóa.

9. Xây dựng mô hình và triển khai chương trình quảng bá thương hiệu sản phẩm, dịch vụ văn hóa, thương hiệu doanh nghiệp văn hóa,... của Bình Thuận trong nước và quốc tế; lồng ghép các chương trình quảng bá phát triển công nghiệp văn hóa gắn với các sự kiện ngoại giao.

10. Đẩy mạnh sản xuất sản phẩm, dịch vụ văn hóa, mở rộng giao lưu, trao đổi văn hóa với một số nước trong khu vực và thế giới phù hợp với điều kiện của địa phương.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Từ nguồn xã hội hóa của các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất các sản phẩm, dịch vụ của các ngành công nghiệp văn hóa trong tỉnh. Đồng thời, huy động từ tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các nguồn hợp pháp khác đầu tư cho các công trình, dự án ứng dụng, triển khai công nghệ vào sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ văn hóa.

2. Ngân sách của tỉnh tùy theo khả năng cân đối trong từng thời kỳ, hỗ trợ đầu tư cho hạ tầng, cơ sở vật chất thiết yếu phục vụ các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh, đào tạo nguồn nhân lực, quảng bá thương hiệu các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, đúng quy định hiện hành.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh:

- Quán triệt nội dung Chỉ thị số 30/CT-TTg đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc ngành quản lý. Qua đó, nâng cao hơn nữa nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng, giá trị của các ngành công nghiệp văn hóa đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội và quảng bá văn hóa Việt Nam; đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong việc chỉ đạo phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Tiếp tục chủ động triển khai Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa theo hướng có trọng tâm, trọng điểm.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ