Thứ 6, Ngày 15/11/2024

Kế hoạch 4435/KH-UBND năm 2020 thực hiện Đề án “Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hải Dương" năm 2021

Số hiệu 4435/KH-UBND
Ngày ban hành 03/12/2020
Ngày có hiệu lực 03/12/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hải Dương
Người ký Nguyễn Dương Thái
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4435/KH-UBND

Hải Dương, ngày 03 tháng 12 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN “ĐỀ ÁN MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TỈNH HẢI DƯƠNG” NĂM 2021

Thực hiện Đề án “Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hải Dương giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án OCOP), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án OCOP năm 2021 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Năm 2021, toàn tỉnh có ít nhất 01 sản phẩm đạt 5 sao, 20 sản phẩm đạt 4 sao và 30 sản phẩm đạt 3 sao.

- Xác định, hoàn thiện, nâng cấp các sản phẩm có thế mạnh của các địa phương và phát triển các sản phẩm đăng ký mới; Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị cho các bên tham gia chương trình OCOP.

- Nâng cao năng lực bộ máy quản lý thực hiện Đề án OCOP từ tỉnh đến cơ sở; nâng cao nhận thức cho người dân về Chương trình OCOP.

2. Yêu cầu

- Triển khai thực hiện Đề án OCOP năm 2021 phải bám sát vào định hướng, quan điểm, mục tiêu Chương trình OCOP của Trung ương và tình hình thực tế tại địa phương.

- Các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ tích cực chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể thực hiện tốt các nội dung hoạt động của Đề án OCOP; phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo của người dân, các chủ thể sản xuất trong thực hiện Đề án OCOP.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Công tác tuyên truyền về Chương trình OCOP

- Công tác tuyên truyền về Chương trình OCOP phải được thực hiện thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức trên địa bàn toàn tỉnh.

- Trong năm 2021, tiến hành xây dựng 30 tin, 10 phóng sự trên báo Hải Dương, Đài phát thanh truyền hình tỉnh; cấp phát 650 cuốn tài liệu tuyên truyền về chương trình OCOP; xây dựng 80 bài và 50 tin chuyên mục về Chương trình OCOP trên báo giấy và báo điện tử.

- Các cấp ủy đảng, chính quyền, Ban chỉ đạo cấp huyện, xã đẩy mạnh quán triệt, tuyên truyền tầm quan trọng, ý nghĩa của chương trình OCOP và chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn.

2. Đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức về chương trình OCOP; lựa chọn nội dung phù hợp với từng đối tượng và thực tiễn theo khung đào tạo của chương trình OCOP ban hành kèm theo Quyết định 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể:

- Tổ chức tập huấn cho 100% lãnh đạo doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình OCOP (6 lớp với 600 người); tập huấn cho cán bộ quản lý thực hiện chương trình OCOP từ tỉnh đến huyện, xã (01 lớp).

- Tổ chức đào tạo nghề cho lao động tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình tham gia chương trình OCOP (08 lớp với 280 người).

- Tổ chức cho cán bộ vận hành chương trình OCOP cấp tỉnh, huyện, các chủ thể tham gia chương trình OCOP đi học tập kinh nghiệm tại các tỉnh ngoài (02 cuộc, mỗi cuộc 20 người).

3. Đăng ký sản phẩm, lựa chọn sản phẩm và duyệt phương án sản xuất kinh doanh của các chủ thể tham gia đề án OCOP

- Các huyện, thành phố, thị xã hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ kinh doanh đăng ký sản phẩm tham gia Chương trình OCOP. Tổ chức đánh giá, lựa chọn các sản phẩm khả thi, lập danh sách (kèm theo phiếu đăng ký của chủ thể) gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT (qua chi cục Phát triển nông thôn) để xét chọn sản phẩm tham gia chương trình (trước ngày 20/2/2021). Hướng dẫn các chủ thể xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức xem xét, lựa chọn và phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho các chủ thể được lựa chọn.

- Khảo sát, đánh giá nhóm sản phẩm được lựa chọn để có cơ sở hỗ trợ nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm; Hỗ trợ tư vấn hoàn thiện hồ sơ tham gia dự thi cho ít nhất 51 sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP năm 2021.

4. Chuẩn hóa, nâng cấp và phát triển sản phẩm OCOP

a) Tư vấn chuẩn hóa sản phẩm:

Hỗ trợ khảo sát, tư vấn xây dựng hồ sơ, tem bì nhãn mác, truy suất nguồn gốc, xúc tiến thương mại... cho 01 sản phẩm hoàn chỉnh.

b) Xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho sản phẩm:

[...]