Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 4427/KH-UBND năm 2021 triển khai Quyết định 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 do tỉnh Kon Tum ban hành

Số hiệu 4427/KH-UBND
Ngày ban hành 14/12/2021
Ngày có hiệu lực 14/12/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Y Ngọc
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4427/KH-UBND

Kon Tum, ngày 14 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI QUYẾT ĐỊNH SỐ 1719/QĐ-TTG NGÀY 14 THÁNG 10 NĂM 2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021-2030, GIAI ĐOẠN I: TỪ NĂM 2021 ĐẾN NĂM 2025

Thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Quyết định số 1719/QĐ-TTg); Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 1719/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nhằm chỉ đạo triển khai kịp thời, hiệu quả Quyết định số 1719/QĐ-TTg; xác định nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị, địa phương trong triển khai Chương trình; đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả và kịp thời giữa các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong công tác tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp quản lý, tổ chức triển khai thực hiện, phấn đấu hoàn thành mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình).

2. Yêu cầu

- Việc xác định nhiệm vụ thực hiện phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật có liên quan và hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương; đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng, phù hợp với điều kiện, khả năng, nguồn lực thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh.

- Xác định nội dung công việc phải gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực các sở, ngành, địa phương; sự tham gia của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh trong triển khai thực hiện Chương trình.

II. NỘI DUNG

1. Nhiệm vụ chung

1.1. Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới về Chương trình; củng cố lòng tin của đồng bào các dân tộc với Đảng, Nhà nước; phát huy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên của đồng bào các dân tộc, tạo các phong trào thi đua sôi nổi trong lao động, sản xuất để giảm nghèo nhanh, bền vững.

1.2. Nghiên cứu, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản điều hành quản lý, hướng dẫn để triển khai thực hiện Chương trình đảm bảo đúng quy định, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình.

1.3. Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo đúng quy định tại Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.

1.4. Đề xuất các giải pháp huy động, đa dạng hóa các nguồn lực thực hiện Chương trình, nhất là nguồn vốn ODA và huy động thêm nguồn vốn từ xã hội hóa, đóng góp hợp pháp của cộng đồng để bổ sung nguồn lực thực hiện Chương trình.

1.5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình ở các cấp, các ngành; có biện pháp phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, lãng phí.

2. Nhiệm vụ cụ thể

2.1. Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan: Căn cứ hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành liên quan, tham mưu triển khai thực hiện các nội dung Dự án đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

2.2. Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết

Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương, đơn vị liên quan: Căn cứ hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành liên quan, tham mưu triển khai thực hiện các nội dung Dự án đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

2.3. Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

a) Tiểu dự án 1: Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân.

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan: Căn cứ hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan, tham mưu triển khai thực hiện các nội dung Tiểu dự án đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

b) Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Nội dung 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.

+ Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các địa phương, đơn vị có liên quan: Căn cứ hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành liên quan, tham mưu triển khai thực hiện đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

+ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh chủ trì, triển khai chính sách vay vốn tín dụng theo hướng dẫn của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam và quy định hiện hành.

[...]