Kế hoạch 440/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chương trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi giai đoạn 2023-2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Số hiệu 440/KH-UBND
Ngày ban hành 02/02/2024
Ngày có hiệu lực 02/02/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Y Ngọc
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 440/KH-UBND

Kon Tum, ngày 02 tháng 02 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN TRẺ EM, CHĂM SÓC TRẺ EM MỒ CÔI GIAI ĐOẠN 2023-2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

Thực hiện Quyết định số 1591/QĐ-TTg ngày 08 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi giai đoạn 2023-2030 (Chương trình); Văn bản số 23/LĐTBXH-TE ngày 03 tháng 01 năm 2024 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về triển khai Quyết định số 1591/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh Kon Tum (Kế hoạch), cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát: Trẻ em trên địa bàn tỉnh được chăm sóc sức khỏe tâm thần, trẻ em có vấn đề về sức khỏe tâm thần, trẻ em mồ côi được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ phù hợp nhằm thực hiện các quyền của trẻ em, chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em.

2. Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu 80% trẻ em có vấn đề sức khỏe tâm thần, trẻ em có nguy cơ cao rối loạn sức khỏe tâm thần được tiếp cận các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ tâm lý, các dịch vụ xã hội phù hợp tại trường học, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và tại cộng đồng.

- Phấn đấu 100% trẻ em mồ côi được chăm sóc thay thế bởi người thân thích, cá nhân, gia đình không phải là người thân thích, được nhận làm con nuôi hoặc được chăm sóc nuôi dưỡng tạm thời, tại các cơ sở trợ giúp xã hội, được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ phù hợp.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI

1. Đối tượng

- Trẻ em có vấn đề về sức khỏe tâm thần; trẻ em mồ côi.

- Các Sở, ban ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Thời gian thực hiện: từ năm 2024 đến năm 2030.

3. Phạm vi thực hiện: trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Công tác chỉ đạo, điều hành

- Rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch, văn bản chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai thực hiện các chính sách về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi với các hình thức, mô hình đa dạng, linh hoạt, trong đó chú trọng chăm sóc thay thế cho trẻ em tại gia đình. Tham mưu và triển khai các chính sách, dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi tại các cơ sở xã hội công lập và ngoài công lập theo quy định.

- Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi nếu có khó khăn, bất cập kịp thời tham mưu cấp thẩm quyền xem xét, giải quyết.

* Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

* Đơn vị phối hợp: Các Sở: Y tế; Giáo dục và Đào tạo; Tư pháp; các đơn vị liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

2. Truyền thông nâng cao nhận thức

- Tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, gia đình, cộng đồng về chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, bảo vệ và chăm sóc trẻ em mồ côi, chú trọng cung cấp các thông tin về quyền trẻ em, kiến thức, kỹ năng cho cha mẹ, người chăm sóc, người nhận chăm sóc thay thế trẻ em về chăm sóc sức khỏe tâm thần, chăm sóc, nuôi dưỡng và chăm sóc thay thế trẻ em mồ côi.

- Thực hiện tuyên truyền đa dạng qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hoạt động truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, trường học; thông qua đội ngũ cộng tác viên y tế, cán bộ xã hội, lồng ghép tuyên truyền qua các buổi họp thôn, tổ dân phố và thông qua hội nghị, diễn đàn, tọa đàm, cuộc thi…

* Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

* Đơn vị phối hợp: Các Sở: Y tế; Giáo dục và Đào tạo; Thông tin và Truyền thông; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Báo Kon Tum; các đơn vị liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

3. Nâng cao năng lực cho cán bộ

- Tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực, phát triển đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành đặc biệt là cán bộ làm công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em, giáo viên làm công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, đội ngũ nhân viên y tế, nhân viên công tác xã hội tại cơ sở giáo dục, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và tại cộng đồng về hỗ trợ, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, chăm sóc nuôi dưỡng và chăm sóc thay thế trẻ em mồ côi.

[...]