Thứ 3, Ngày 29/10/2024

Kế hoạch 44/KH-UBND năm 2014 triển khai thực hiện Chỉ thị 34-CT/TW về "Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng" do tỉnh Cà Mau ban hành

Số hiệu 44/KH-UBND
Ngày ban hành 14/10/2014
Ngày có hiệu lực 14/10/2014
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Trần Hồng Quân
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 44/KH-UBND

Cà Mau, ngày 14 tháng 10 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 34-CT/TW NGÀY 07 THÁNG 4 NĂM 2014 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ “TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG”

Thực hiện Công văn số 1140-CV/TU ngày 17 tháng 6 năm 2014 của Tỉnh ủy Cà Mau về việc triển khai, thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Nhằm nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức các phong trào thi đua yêu nước bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Nhất là vai trò người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng ở cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý.

2. Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền sâu rộng về đường lối, chủ trương của Đảng, tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh; chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng. Qua đó, làm chuyển biến sâu sắc nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa và tình hình đổi mới của đất nước.

3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp xác định các nội dung, nhiệm vụ trọng tâm, các giải pháp chủ yếu về đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng; tổ chức triển khai, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị; phát hiện nhân rộng những sáng kiến mới, cách làm hay và đề xuất giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Qua đó, lựa chọn các tập thể, cá nhân thật sự có thành tích tiêu biểu xuất sắc để biểu dương, tôn vinh, khen thưởng kịp thời.

II. NỘI DUNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN

1. Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng; Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành; đẩy mạnh công tác giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng.

1.1. Hội đồng thi đua, khen thưởng tỉnh, huyện, thành phố Cà Mau tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc ban hành, triển khai chương trình, kế hoạch và các nội dung, biện pháp cụ thể để thực hiện tốt Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị, Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhằm tạo sự chuyển biến, thống nhất trong nhận thức, tư tưởng và hành động từ cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động.

1.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng; tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước với nội dung, hình thức phù hợp từng địa phương, đơn vị và mọi tầng lớp nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn để thống nhất trong tổ chức thực hiện.

2. Đổi mới nội dung, hình thức, đề cao tính thiết thực, hiệu quả của các phong trào thi đua.

2.1. Tổ chức phong trào thi đua phải gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị. Tiếp tục triển khai sâu rộng, có hiệu quả phong trào thi đua “Cà Mau chung sức xây dựng nông thôn mới”, gắn phong trào thi đua với đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị và thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua 45 năm. Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh hàng năm và cả giai đoạn.

2.2. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các ngành, địa phương cần quan tâm tập trung phát động, triển khai phong trào thi đua khi đã xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung, biện pháp, đối tượng tham gia thi đua một cách thiết thực, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm, tình hình của từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Phong trào thi đua cần được tổ chức, phát động với nội dung, hình thức phong phú, hấp dẫn, có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, dễ hiểu, dễ tuyên truyền, dễ thực hiện. Chống mọi biểu hiện hình thức và chạy theo thành tích trong tổ chức phong trào thi đua. Cùng với việc tổ chức phát động phong trào thi đua hàng năm, các ngành, địa phương cần tổ chức phát động các phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề để giải quyết những việc khó, cấp bách của từng cơ quan, đơn vị trong những thời điểm, giai đoạn cụ thể.

2.3. Thông qua các phong trào thi đua nhằm phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến. Các cơ quan, đơn vị có kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng, xây dựng các mô hình mới, nhân tố mới trong từng năm và từng giai đoạn cụ thể. Công tác xây dựng điển hình tiên tiến phải được thực hiện từ cơ sở và phấn đấu mỗi ngành, lĩnh vực, địa phương phải lựa chọn được các điển hình tiêu biểu, xuất sắc toàn diện để phổ biến, nêu gương và nhân rộng.

2.4. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Cụm, Khối thi đua trong tỉnh. Các tổ chức, cá nhân đăng ký thi đua cùng các điển hình tiên tiến để các phong trào thi đua thực sự là động lực thúc đẩy nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng con người mới, đây là nội dung trọng tâm trong đổi mới phương thức tổ chức chỉ đạo các phong trào thi đua hiện nay và qua đó đánh giá tính hiệu quả, thiết thực của các phong trào thi đua yêu nước của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị.

2.5. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua; qua đó lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích thật sự tiêu biểu xuất sắc để khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng kịp thời.

3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến.

3.1. Các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch tuyên truyền các phong trào thi đua, tạo khí thế thi đua sôi nổi, lấy gương tốt, việc tốt để hạn chế, đẩy lùi các mặt tiêu cực trong xã hội. Đổi mới, đa dạng hóa các nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng. Các cơ quan thông tin đại chúng mở các chuyên trang, chuyên mục, tăng thời lượng tuyên truyền các phong trào thi đua, các gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

3.2. Hàng năm, tổ chức các hoạt động biểu dương, tôn vinh các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong các phong trào thi đua, các gương điển hình tiên tiến, các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; xác định việc phổ biến các điển hình tiên tiến là nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động tuyên truyền, đồng thời phải bám sát nội dung, mục tiêu, chỉ tiêu thi đua đã đề ra để tập trung tuyên truyền.

3.3. Tập trung tuyên truyền và chỉ đạo tổ chức thành công Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp và Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Cà Mau lần thứ V, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX; chào mừng Đại hội Đảng các cấp, Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XV, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.

4. Nâng cao chất lượng công tác khen thưởng.

4.1. Nâng cao hơn nữa chất lượng xét tặng các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng để khắc phục tình trạng khen thưởng tràn lan; chú trọng việc phát hiện các nhân tố mới trong các phong trào thi đua yêu nước để khen thưởng và khen thưởng kịp thời đối với những trường hợp có thành tích đột xuất, xuất sắc; quan tâm khen thưởng người trực tiếp lao động, công nhân, nông dân, chiến sỹ lực lượng vũ trang, các tập thể, cá nhân ở cơ sở, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn; đảm bảo việc tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân được chính xác, có tác dụng nêu gương, giáo dục và có sức lan tỏa trong cơ quan, đơn vị.

4.2. Đổi mới công tác thẩm định hồ sơ khen thưởng, công tác xét duyệt của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp đảm bảo đúng pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng. Thực hiện dân chủ trong bình xét các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng và thông báo kết quả khen thưởng theo quy định; tăng cường kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa các biểu hiện tiêu cực trong công tác khen thưởng. Người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng các ngành, địa phương chịu trách nhiệm trước cấp ủy, tổ chức đảng và cấp có thẩm quyền về chất lượng hồ sơ được trình khen thưởng.

4.3. Rà soát, giải quyết dứt điểm việc khen thưởng cho các đối tượng có thành tích trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Tập trung thực hiện nghiêm Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định Danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”.

5. Nâng cao vai trò hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng và cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp.

5.1. Kiện toàn cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp, các ngành theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013. Phân công thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng theo dõi các Cụm, Khối thi đua và nâng cao trách nhiệm các thành viên Hội đồng trong công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng.

5.2. Quan tâm củng cố, kiện toàn ổn định bộ máy, cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng, nhất là cấp huyện, cấp xã. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng có phẩm chất chính trị tốt, có năng lực tham mưu, nghiên cứu, cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

[...]