Kế hoạch 3793/KH-UBND năm 2014 thực hiện Chỉ thị 34-CT/TW về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng do tỉnh Bình Dương ban hành
Số hiệu | 3793/KH-UBND |
Ngày ban hành | 31/10/2014 |
Ngày có hiệu lực | 31/10/2014 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Dương |
Người ký | Lê Thanh Cung |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3793/KH-UBND |
BìnhDương, ngày 31 tháng 10 năm 2014 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 34-CT/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
Thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng và Kế hoạch số 19/KH-HĐTĐKT ngày 13/8/2014 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương về thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị.
Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức, thực hiện các phong trào thi đua và công tác khen thưởng; phát huy tinh thần thi đua yêu nước, sức sáng tạo của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, cộng đồng doanh nghiệp, người lao động và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh; đẩy mạnh phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực, phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và những năm tiếp theo, góp phần hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX; Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch triển khai, thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị với những nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 19/KH-HĐTĐKT ngày 13/8/2014 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, đưa công tác thi đua, khen thưởng trở thành động lực thúc đẩy việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.
2. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, đặc biệt là người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và chịu trách nhiệm về nội dung, hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng ở cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc quyền quản lý. Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, hạt nhân trong các phong trào thi đua của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, làm cho phong trào thi đua thật sự trở thành phong trào hành động cách mạng sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.
3. Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các phong trào thi đua hướng về cơ sở; bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của từng ngành, địa phương ở từng thời điểm để tổ chức phát động thi đua với nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn và có sức lan tỏa; chủ đề, tên gọi phong trào cần dễ hiểu, dễ nhớ và có tiêu chí cụ thể, nội dung thiết thực; tránh hình thức, lãng phí, tốn kém.
4. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng đảm bảo đúng quy định, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện. Việc tổ chức sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua cần lựa chọn những tập thể, cá nhân thật sự có thành tích tiêu biểu để biểu dương, tôn vinh, khen thưởng, động viên kịp thời. Công tác phát hiện, bồi dưỡng, nhân điển hình tiên tiến phải được coi trọng, quan tâm tạo điều kiện để các điển hình tiên tiến được biểu dương, nêu gương học tập trong cơ quan, đơn vị, địa phương.
5. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, các giải pháp chủ yếu để đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng; tổ chức triển khai, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị ở các đơn vị, địa phương.
II. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP
1. Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật trong các cấp, các ngành, địa phương để thống nhất trong việc tổ chức thực hiện, tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác thi đua, khen thưởng.
2. Phát động các phong trào thi đua yêu nước một cách thiết thực, hiệu quả với nội dung và hình thức phong phú, hấp dẫn, thu hút nhiều đối tượng tham gia. Phong trào thi đua phải gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và đặc điểm, tình hình của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
3. Đẩy mạnh tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến.Thực hiện tốt bốn khâu trong công tác thi đua, khen thưởng: phát hiện - bồi dưỡng - tổng kết - nhân điển hình tiên tiến, để phổ biến, nhân rộng và nêu gương học tập. Kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích đột xuất, thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất, công tác, trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh...
4. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý công tác thi đua, khen thưởng. Quan tâm nâng cao chất lượng công tác khen thưởng, đảm bảo khen thưởng phải chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch để khích lệ, động viên các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác khen thưởng, nhất là trong việc phát hiện điển hình, nhân tố mới để khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng.
5. Nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp. Kiện toàn bộ máy làm công tác công tác thi đua, khen thưởng từ tỉnh đến cơ sở, xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị tốt, có năng lực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền về công tác thi đua, khen thưởng và có khả năng tổ chức vận động quần chúng tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
2. Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng): Chủ trì, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phát động các phong trào thi đua; phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, địa phương trong việc phát động và tổ chức các phong trào thi đua cụ thể; phát hiện, tuyên dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân tiêu biểu, có nhiều thành tích đóng góp trong các phong trào thi đua, trong xây dựng nông thôn mới tại các địa phương; nhân rộng những cách làm hay, sáng tạo của những điển hình tiên tiến ở các ngành, các cấp và trong toàn tỉnh. Phát động các đợt thi đua cao điểm lập thành tích chào mừng kỷ niệm các sự kiện chính trị, kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của địa phương, gắn với tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tập trung phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2011-2015 đề ra, lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015-2020.
Triển khai hội nghị tập huấn, tuyên truyền, phổ biến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế thi đua, khen thưởng của tỉnh theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của địa phương.
3. Sở Thông tin và Truyền thông: Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo Phòng Văn hóa Thông tin các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh tổ chức tuyên truyền về phong trào thi đua, hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến, nhân tố mới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo không khí thi đua sôi nổi trong mọi tầng lớp nhân dân và trong toàn xã hội.
4. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Quán triệt, triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị, Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, tạo sự thống nhất trong tổ chức thực hiện, nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng.
- Tổ chức ra quân, phát động phong trào thi đua yêu nước, kí giao ước thi đua, phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao (có thể thực hiện theo cụm, khối thi đua). Coi trọng những tập thể, cá nhân chủ động đề xuất sáng kiến, sáng tạo, giải pháp mới áp dụng đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội, kịp thời động viên, biểu dương, khen thưởng cán bộ, công chức, người trực tiếp lao động sản xuất có thành tích xuất sắc, tiêu biểu và đề nghị cấp trên khen thưởng.
5. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy:
- Chủ trì, xây dựng chương trình nội dung, biên soạn, phát hành tài liệu tuyên truyền nhằm biểu dương những thành quả của phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng trong tỉnh tuyên truyền về các phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là phong trào thi đua “Toàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới”; tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, các tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong lao động, học tập, sản xuất và công tác.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên phối hợp vận động, tuyên truyền sâu rộng tới đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân nội dung Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị; phối hợp với chính quyền các cấp, các ngành tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua yêu nước của tỉnh gắn với phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng ấp, khu phố văn hóa.