Kế hoạch 4290/KH-UBND năm 2016 về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 4290/KH-UBND
Ngày ban hành 22/08/2016
Ngày có hiệu lực 22/08/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bến Tre
Người ký Nguyễn Hữu Phước
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
BẾN TRE

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4290/KH-UBND

Bến Tre, ngày 22 tháng 08 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2016-2020

Thực hiện Kết luận số 248-KL/TU ngày 14/7/2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tiếp tục thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 20 tháng 10 năm 2011 của Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tnh Bến Tre giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020, đồng thời tiếp tục thực hiện Quyết định 1108/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2020, Ủy ban nhân dân tỉnh đề ra Kế hoạch Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016-2020 với những nội dung cụ thể như sau:

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2011-2015

I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Qua 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 20/10/2011 của Tnh y khóa IX về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 và Đề án Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2015, nhận thức của cán bộ, đảng viên, đoàn viên và nhân dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội từng bước được nâng lên.

Chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh có nhiều chuyển biến rõ nét trên nhiều lĩnh vực, phát triển tương đối đồng bộ trên c3 yếu tố cơ bản là sức khỏe thể lực, knăng nghề nghiệp và đạo đức, lối sống. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từng bước được trang bị những kiến thức về văn hóa công sở, ý thức trách nhiệm, đạo đức, lối sống, tác phong công nghiệp....; mặt bằng dân trí, trình độ năng lực của người lao động và nhân lực có tay nghề từng bước nâng lên về số lượng và chất lượng. Từ 2011-2015 tỉnh đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho 121.812 người; trong đó: đào tạo mới 109.615 người đào tạo lại, bồi dưỡng 12.197 người. Từ đó, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 44% năm 2011 lên 50,68% năm 2015, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 25%.

Chất lượng và hiệu quả giáo dục được cng c, phát triển; công tác giáo dục đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh, có nhiều chuyển biến tích cực; chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tiếp tục được kiện toàn. Chất lượng đào tạo các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng được ci thiện. Tỉnh phối hợp với Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh hoàn chnh các thủ tục thành lập Phân hiệu Đại học Quc gia thành phố Hồ Chí Minh tại Bến Tre để tuyển sinh trong năm học 2016-2017.

Trình độ chuyên môn lý luận chính trị, kỹ năng làm việc cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh cơ bản đạt yêu cầu theo quy định, công chức cấp xã có sự tiến bộ tốt hơn. Đến nay, khối hành chính nhà nước cấp tỉnh có 98,5% trình độ đại học, trong đó 24% trình độ sau đại học; khối hành chính nhà nước cấp huyện có 94,8% trình độ đại học, trong đó 8,5% trình độ sau đại học; đối với cán bộ cấp xã từ trung cấp trở lên đạt 80,1%, trong đó cán bộ có trình độ đại học đạt 41,05%; công chức cấp xã từ trung cấp trở lên đạt 98,4%.

Công tác dạy nghề cho người lao động có chuyển biến tích cực, các cơ sở dạy nghề được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng cơ bn quy mô đào tạo. Theo đó, đã tạo điều kiện đlao động nông thôn tham gia học nghề và có việc làm ổn định, đào tạo nghề các trình độ cao đẳng, trung cấp nghề từng bước thu hút được học viên tham gia, góp phần hình thành đội ngũ nhân lực chất lượng cao của tỉnh.

Các hoạt động rèn luyện thể thao thường xuyên trong nhân dân được tăng cường và ngày càng mở rộng, người dân có ý thức cao trong việc rèn luyện thể dục thể thao, thể lực và tm vóc của người dân Bến Tre từng bước cải thiện và ngày càng được nâng cao, rõ nhất là ở khu vực thành phố và các thị trấn.

Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân được quan tâm thực hiện, nhất là tuyến y tế cơ sở; các hoạt động phòng, chng dịch bệnh được duy trì và triển khai thực hiện tốt, đã khống chế không để dịch lớn xảy ra; chất lượng khám và điều trị bệnh cho nhân dân tng bước được nâng lên.

II. TỒN TẠI, HẠN CHẾ

- Công tác dự báo nhu cầu nhân lực chưa được thực hiện tốt, định hướng về cơ cấu, ngành nghề cần đào tạo, nhất là đào tạo nhân lực có tay nghề cao ở các lĩnh vực như kthuật cao trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghcao chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa phối hợp tốt với doanh nghiệp trong công tác đào tạo và tuyển dụng lao động. Việc thu hút các doanh nghiệp đu tư vào lĩnh vực dạy nghề còn hạn chế; doanh nghiệp chđào tạo lại theo nhu cầu và chưa đặt hàng đào tạo lao động cho các cơ sở dạy nghề.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các cơ sở dạy nghề được đầu tư nhưng chưa theo kịp tiến bộ công nghệ tại các doanh nghiệp, một số cơ sở dạy nghề chưa chủ động tìm ra các giải pháp thu hút học viên học nghề. Đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng chđạt mức phcập nghề; ngành nghề đào tạo cho lao động có tay nghề cao chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Chất lượng đào tạo có nâng lên, nhưng vẫn chưa đáp ứng u cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Đội ngũ giáo viên dạy nghề nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật trong sản xuất của người dân.

- Cơ sở vật chất tờng lớp và các trang thiết bị tuy được tăng cường đầu tư, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu mở rộng dạy học 2 buổi/ngày; thiếu vốn để xây dựng bổ sung cơ sở vật chất cho trường nhằm nâng cao chất lượng thực hành, thí nghiệm, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Cơ cấu đội ngũ giáo viên vẫn còn tình trạng vừa thừa vừa thiếu; công tác bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là giáo viên Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020.

- Trình độ đào tạo sau đại học ở cấp tỉnh tuy có nâng lên về số lượng nhưng thực chất tỉnh cũng chưa xây dựng được đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, quản lý giỏi; tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chưa cao; một bộ phận cán bộ, công chức, thiếu chủ động, sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ. Việc bố trí các ứng viên là sinh viên Đề án Đào tạo 50 cán bộ khoa học kỹ thuật ở nước ngoài có trình độ sau đại học về công tác tại tỉnh cũng gặp khó khăn do cơ chế tuyển dụng.

- Đội ngũ cán bộ y tế luôn được quan tâm nâng chất nhưng vn chưa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và yêu cầu điều trị của người dân ngày càng cao, nhất là tuyến cơ sở. Tầm vóc và thể lực người lao động tuy có cải thiện nhưng chiều cao của thanh niên vẫn còn thấp so với bình quân chung cả nước, ngoài ra sự thích nghi của người lao động với môi trường làm việc khắc nghiệt, áp lực công việc cao vẫn còn hạn chế.

- Một bộ phận người lao động chưa có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao; đạo đức, chính trị và tác phong công nghiệp chưa cao; ý thức tự giác trong đào tạo nâng cao trình độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế; vẫn còn tình trạng người lao động còn đình công, lãn công tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp.

III. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ

- Công tác quản lý nhà nước về nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, một số cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện chưa sâu sát. Một số cán bộ, công chức, viên chức chưa tự giác học tập rèn luyện đnâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ; chất lượng một số lớp đào tạo đại học mở tại tỉnh còn thấp.

- Trong từng ngành, từng cấp công tác dự báo ngành nghề cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội chưa sát; việc định hướng, đề xuất danh mục ngành nghề ưu tiên đào tạo và lĩnh vực cần thu hút người có trình độ cao chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Đội ngũ giáo viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau nên một số giáo viên chậm đi mới, chưa sáng tạo trong vận dụng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong ging dạy. Nhiều cơ sở giáo dục có quy mô nhỏ nhưng phải bố trí giáo viên dạy đủ các môn dn đến tình trạng thừa, thiếu cục bộ. Giáo viên dạy ngoại ngữ vừa thiếu vừa chưa đạt chuẩn, do đó người được đào tạo ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

- Trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy còn lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu cần đào tạo, chđào tạo những gì mà các cơ sở dạy nghề hiện có; việc khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các cơ sở dạy nghề còn lãng phí, thiếu đng bộ; việc đầu tư cơ sở vật chất không đi đôi với việc hoàn thiện bộ máy tổ chức, đội ngũ giáo viên dẫn đến việc sử dụng trang thiết bị dạy nghề còn hạn chế; chương trình giảng dạy chậm được cập nhật đổi mới so với nhu cầu thực tế; việc sơ kết đánh giá chưa sát, chưa phù hợp với thực tế.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế chưa đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh của người dân; phong trào thể dục, thể thao quần chúng chưa đều khp, chủ yếu tập trung ở những nơi đông dân cư như thành phố, thị trấn, đối tượng tham gia đa số là người lớn tuổi, lực lượng thanh niên rất ít, ngoài ra yếu tố dinh dưng, di truyền, và môi trường làm việc còn hạn chế điều này ảnh hưởng lớn đến chiều cao và thể lực của người lao động.

- Trình độ học vn, ý thức, tác phong của người lao động ở các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp còn hạn chế, bên cạnh đó trong quá trình học tập, đào tạo các đơn vị đào tạo chưa chú trọng đến kỹ năng mềm và bồi dưỡng nâng cao đạo đức, lối sống cho người lao động.

Phần thứ hai

[...]