Kế hoạch 4287/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017-2025 do tỉnh Phú Thọ ban hành

Số hiệu 4287/KH-UBND
Ngày ban hành 26/09/2017
Ngày có hiệu lực 26/09/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Thọ
Người ký Hà Kế San
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4287/KH-UBND

Phú Thọ, ngày 26 tháng 9 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI GIAI ĐOẠN 2017-2025

Căn cứ Quyết định số 7618/QĐ-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017-2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 1289/TTr - SYT ngày 17/8/2017, UBND tỉnh Phú Thọ ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017-2025 trên địa bàn tỉnh, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích: Đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thích ứng với giai đoạn già hóa dân số góp phần thực hiện Chương trình hành động quốc gia về Người cao tuổi, Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản, Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

2. Yêu cầu

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động của Kế hoạch, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương;

- Đảm bảo người cao tuổi được cung cấp đầy đủ thông tin, kiến thức, được tư vấn và chăm sóc sức khỏe toàn diện; được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi thuận lợi và an toàn; sử dụng hiệu quả kinh phí để thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch

II. MỤC TIÊU

Nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của các cấp, các ngành và toàn thể xã hội về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong giai đoạn hiện nay; củng cố mạng lưới và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở các tuyến y tế; huy động được sự tham gia của gia đình và cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.

2. Mục tiêu cụ thể

Các chỉ tiêu đến năm 2025:

- 100% lãnh đạo, các cấp ủy Đảng chính quyền, ban, ngành, đoàn thể được cung cấp thông tin về già hóa dân số, thực trạng, nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; ban hành văn bản chỉ đạo, kế hoạch về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi;

- 100% người cao tuổi hoặc người thân trực tiếp chăm sóc người cao tuổi có kiến thức về già hóa dân số, về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và quyền được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi.

Các chỉ tiêu đến năm 2025:

- 80% Người cao tuổi được cung cấp kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe;

- 80% Người cao tuổi được được lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe và khám sức khỏe định kỳ ít nhất một lần/năm.

Các chỉ tiêu đến năm 2025:

- 90% Người cao tuổi khi bị bệnh được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe;

- 100% Bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện có khoa lão khoa hoặc dành một số giường để điều trị người bệnh là người cao tuổi;

- 100% Người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế.

Các chỉ tiêu đến năm 2025:

- 100% Người cao tuổi không có khả năng tự chăm sóc, được chăm sóc sức khỏe bởi gia đình và cộng đồng;

- Tăng ít nhất 2 lần so với năm 2016 số người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, không còn khả năng tự chăm sóc, không có người trợ giúp tại nhà và có điều kiện chi trả được chăm sóc trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe tập trung.

Kế hoạch được triển khai tại 277 xã, phường, thị trấn của 13 huyện, thành, thị trong toàn tỉnh. Tập trung triển khai ở các địa bàn có tỷ lệ người cao tuổi cao; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn.

- Người cao tuổi, gia đình có Người cao tuổi.

- Cấp ủy Đảng, chính quyền và ban, ngành, đoàn thể; cán bộ y tế, dân số; tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện kế hoạch; cộng đồng người cao tuổi sinh sống.

[...]