Quyết định 484/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017-2025

Số hiệu 484/QĐ-UBND
Ngày ban hành 10/07/2017
Ngày có hiệu lực 10/07/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Trần Ngọc Căng
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 484/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 10 tháng 7 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2017-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Người cao tuổi ngày 23/11/2009;

Căn cứ Nghị định số 06/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người cao tuổi;

Căn cứ Quyết định số 1781/QĐ-TTg ngày 22/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012-2020;

Căn cứ Thông tư số 35/2011/TT-BYT ngày 15/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Hướng dẫn thực hiện chăm sóc sức khỏe người cao tui;

Căn cứ Thông tư số 21/2011/TT-BTC ngày 18/02/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi tại nơi cư trú; chúc thọ, mừng thọ và biểu dương, khen thưởng người cao tuổi;

Căn cứ Quyết định số 7618/QĐ-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017-2025;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 891/TTr-SYT ngày 27/6/2017 về việc phê duyệt Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017-2025,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017-2025.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Ngãi và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Y tế (báo cáo);
- Th
ường trực Tỉnh ủy (báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, PCTUBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Hội Người cao tuổi tỉnh;
- VPUB: PVP (KGVX), CBTH;
- Lưu: VT, KKGVX (HQ322).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Trần Ngọc Căng

 

ĐỀ ÁN

CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2017-2025
(Kèm theo Quyết định số 484/QĐ-UBND ngày 10/7/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT, CƠ SỞ XÂY DỰNG CỦA ĐỀ ÁN

I. Sự cần thiết xây dựng đề án

Trong cộng đồng xã hội, người cao tuổi (NCT) là một trong những đối tượng dễ bị tổn thương bởi các yếu tố tác động của môi trường t nhiên và xã hội. Do sức khỏe giảm sút, dễ mắc bệnh mãn tính nên NCT thường sinh buồn bực, phiền não, nảy sinh tâm lý sống thừa. Bên cạnh đó sự suy giảm trí nhớ, giác quan khiến NCT khó hoặc chậm nhận biết sự việc nên thấy mình yếu kém, lạc lõng. Họ cảm thấy cuộc sống hiện tại khó hòa hợp, dễ tủi thân, ngại giao tiếp, gây tâm lý cô đơn. Từ chỗ mất đi những khả năng đã có như không thể lái xe, không tự nấu ăn, không tự chăm sóc vệ sinh cơ thể... NCT phải lệ thuộc vào người khác nên lo lắng quá độ và lúc nào cũng đòi hỏi con cái quan tâm, chăm sóc. Họ rất dễ gắt gỏng khi con cái bê trễ trong việc đáp ứng những nhu cầu của mình. Vì vậy, con cái cần cư xử một cách tế nhị nhằm tránh làm các cụ có cảm giác bị hắt hủi hay ngược đãi.

Tất cả những lý do trên khiến NCT bắt đầu cảm thấy mình không còn có ích như trước và trở nên lo lắng quá độ nên có những xáo trộn tâm lý như phát bệnh trầm cảm hoặc trở nên lo lắng hay đa nghi. “Lòng tự trọng của NCT dễ bị tổn thương; NCT dễ tủi thân, cáu kỉnh vô cớ, hờn dỗi; cảm giác hụt hẫng lúc về hưu; sự cô đơn và mong được quan tâm chăm sóc... Nhìn chung NCT có những thay đổi tâm lý phần lớn thuộc về tâm lý tiêu cực.

Theo kết quả Điều tra Quốc gia về NCT năm 2011 cho thấy, hơn 60% số NCT có tình trạng sức khỏe yếu hoặc rất yếu cần người chăm sóc. Các bệnh mãn tính thường gặp ở NCT là bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đột quỵ; các bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, thoái hóa khp, loãng xương, bệnh gút, suy thận mãn tính; các bệnh không lây nhiễm khác như ung thư, hen phế quản, tắc nghẽn mạch phổi; sa sút trí tuệ tuổi già... NCT đang phải đối diện gánh nặng “bệnh tật kép” và các bệnh mãn tính, cần nhiều thời gian điều trị, thậm chí phải điều trị suốt đời. Vì vậy, người thân và những người chăm sóc NCT cần có được sự hiểu biết về những thay đổi sinh lý, tâm lý và đặc điểm bệnh lý ở NCT để chăm sóc sức khỏe NCT một cách tốt nhất”.

Bên cạnh đó, sự già hóa dân số nhanh sẽ tác động ti nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, như hệ thống an sinh xã hội, việc làm, tuổi về hưu, quan hệ gia đình, tâm lý, lối sống... và hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Theo kết quả điều tra năm 2010 của Tổng cục Thống kê và Điều tra dân số - Kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên ở Việt Nam sẽ chạm ngưỡng 10%, từ 65 tuổi trở lên sẽ chiếm 7% tổng dân số vào năm 2017 và dân số Việt Nam sẽ chính thức bước vào giai đoạn “già hóa” dân số từ năm 2011 và nằm trong tốp 5 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Dự báo mới nhất của Ngân hàng Thế giới cho thấy, thời gian quá độ chuyển từ “già hóa dân số” sang “dân số già” ở Việt Nam là 15 năm. Theo ước tính NCT ở nước ta hiện khoảng 10 triệu người, dự báo đến năm 2050, số NCT này sẽ tăng lên 32 triệu người, đưa nước ta trở thành quốc gia “siêu già” trên thế giới. Điều này sẽ tạo ra những thách thức cho sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển bền vững của quốc gia và nhất là vấn đề chăm sóc sức khỏe NCT.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ