Kế hoạch 4176/KH-UBND năm 2019 về phòng, chống bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2019-2025

Số hiệu 4176/KH-UBND
Ngày ban hành 11/09/2019
Ngày có hiệu lực 11/09/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Thọ
Người ký Nguyễn Thanh Hải
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4176/KH-UBND

Phú Thọ, ngày 11 tháng 9 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG BỆNH CÚM GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2019-2025

Căn cứ Luật Thúy 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thú y;

Căn cứ Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, giai đoạn 2019 -2025

Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT qui định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 1003/SNN-CNTY ngày 22 tháng 7 năm 2019, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2019-2025, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

Từng bước kiểm soát, khống chế không để dịch bệnh Cúm gia cầm lây lan trên diện rộng; chủ động giám sát để phát hiện sớm, cảnh báo và có giải pháp phòng, chống; chủ động xây dựng vùng an toàn dịch cúm gia cầm; góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Tổ chức kiểm soát tốt dịch bệnh, chủ động giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp thời ổ dịch và khống chế không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng.

- Ngăn chặn không để các chủng vi rút mới nguy hiểm xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh.

- Tổ chức tiêm phòng đạt tỷ lệ tối thiểu 80 % tổng đàn thuộc diện tiêm.

- Xây dựng thành công các vùng, chuỗi sản xuất gia cầm, sản phẩm gia cầm an toàn dịch bệnh theo khuyến cáo của tổ chức Thú y thế giới (OIE), nhằm đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu gia cầm, sản phẩm của gia cầm.

- Góp phần giảm thiểu hoặc không để phát sinh các ca bệnh CGC ở người do nhiễm các chủng vi rút cúm nguy hiểm (H5 và H7).

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN

1. Phân vùng để có cơ sở kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Cúm gia cầm:

Căn cứ theo các tiêu chí phân vùng huyện nguy cơ của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Kế hoạch Quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, giai đoạn 2019-2025, năm 2019 Phú Thọ được phân thành 02 vùng như sau:

- Vùng nguy cơ cao, gồm 10 huyện: Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba, Phù Ninh, Lâm Thao, Cẩm Khê, Yên Lập, Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn.

- Vùng nguy cơ thấp, gồm 03 huyện, thành, thị: Huyện Tân Sơn, thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ.

Hàng năm, căn cứ tiêu chí phân vùng nguy cơ, Chi cục Chăn nuôi và Thú y quyết định việc chuyển đổi giữa các vùng nguy cơ; lập danh sách các huyện nguy cơ cao, nguy cơ thấp gửi Cục Thú y để theo dõi, giám sát.

2. Giám sát dịch bệnh

2.1. Giám sát bị động:

- Tất cả đàn gia cầm nuôi có biểu hiện nghi ngờ bệnh Cúm gia cầm phải được lấy mẫu để xét nghiệm vi rút cúm và chẩn đoán phân biệt.

- Đàn gia cầm nghi có tiếp xúc với đàn gia cầm mắc bệnh Cúm gia cầm phải được giám sát, lấy mẫu xét nghiệm vi rút Cúm gia cầm.

2.2. Giám sát chủ động:

- Giám sát lưu hành vi rút Cúm gia cầm: Hàng năm, tổ chức 02 đợt lấy mẫu trên địa bàn toàn tỉnh, mỗi đợt lấy 300 mẫu gộp để giám sát lưu hành vi rút Cúm gia cầm trước tiêm phòng.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ