Kế hoạch 417/KH-UBND năm 2021 về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho vị thành niên và thanh niên tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 417/KH-UBND
Ngày ban hành 10/06/2021
Ngày có hiệu lực 10/06/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Nông
Người ký Tôn Thị Ngọc Hạnh
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 417/KH-UBND

Đắk Nông, ngày 10 tháng 6 năm 2021

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN, SỨC KHỎE TÌNH DỤC CHO VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Phần I

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN, SỨC KHỎE TÌNH DỤC CHO VỊ THÀNH NIÊN, THANH NIÊN

1. Thực trạng sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục của vị thành niên, thanh niên tại tỉnh Đắk Nông và một số kết quả hoạt động công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên từ năm 2016 - 2020

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương nên công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản nói chung và công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS), sức khỏe tình dục (SKTD) trong vị thành niên, thanh niên nói riêng trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Với sự chỉ đạo và đầu tư kinh phí của UBND tỉnh, các cấp; các ngành, các đoàn thể trên địa bàn đã có sự phối hợp trong công tác truyền thông, giáo dục, tư vấn về chăm sóc SKSS cho Nhân dân nói chung và vị thành niên và thanh niên nói riêng.

Theo số liệu báo cáo đến tháng 12/2020, tổng số vị thành niên, thanh niên từ độ tuổi 10 - 24 tuổi: 165.785 người, trong đó nam: 83.767 người, nữ: 82.018 người. Tổng số vị thành niên ở độ tuổi từ 10 - 19: 101.984 người, trong đó nam: 52.597 người, nữ: 49.387 người. Trong những năm qua, hoạt động chương trình chăm sóc SKSS vị thành niên, thanh niên đã thành lập được 16 góc thân thiện chăm sóc SKSS cho vị thành niên trong khuôn viên các trường học trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền, vận động cho 35.680 vị thành niên, thanh niên tại các trường THPT, THCS và cộng đồng hiểu biết và biết cách sử dụng các biện pháp tránh thai, cung cấp nhiều tài liệu tuyên truyền về làm mẹ an toàn, sinh an toàn, hướng dẫn uống thuốc tránh thai, thuốc cấy thai và phòng, chống các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục... Tại tuyến tỉnh và tuyến huyện phối hợp với huyện đoàn, thành đoàn tổ chức được 10 hội thảo, hội nghị phổ biến các kiến thức liên quan đến công tác chăm sóc SKSS vị thành niên, thanh niên. Tổ chức 133 lớp tập huấn cho cán bộ y tế, cán bộ đoàn, chuyên trách SKSS, cán bộ làm công tác báo cáo về kỹ năng tư vấn, sinh hoạt, tiếp xúc đối với độ tuổi vị thành niên, thanh niên,... từ đó kết quả đó đã tạo được chuyển biến về nhận thức trong xã hội, đặc biệt là trong giới trẻ, ý thức được bản thân mỗi người phải biết “tự bảo vệ”, qua đó đã điều chỉnh hành vi trong chăm sóc SKSS, SKTD của cá nhân, góp phần nâng cao sức khỏe cho người dân nói chung và cho vị thành niên, thanh niên nói riêng.

Tuy nhiên, hiện nay tình trạng mang thai, đẻ sớm ở một số địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống vẫn còn cao, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sng vật chất, tinh thần và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói, suy dinh dưỡng cao, tạo gánh nặng cho xã hội. Số lượng vị thành niên, thanh niên trực tiếp đến các cơ sở y tế tư vấn về chăm sóc SKSS, SKTD còn ít, đặc biệt là thanh niên vùng sâu, vùng xa. Thông tin cung cấp về SKSS, SKTD trong thanh niên chưa sâu, còn hạn chế, vì vậy, hiệu quả tác động để thay đổi hành vi về SKSS, SKTD chưa cao. Một bộ phận không nhỏ cán bộ y tế tại các cơ sở cung cấp dịch vụ SKSS cho vị thành niên, thanh niên thiếu kỹ năng chuyên môn, thiếu hiểu biết về tâm lý lứa tuổi, thiếu cảm thông, không tạo được độ tin cậy cho vị thành niên, thanh niên, do vậy chưa cung cấp được các dịch vụ hữu ích và thân thiện, còn tạo ra rào cản đối với vị thành niên, thanh niên. Có thai ngoài ý muốn, sinh đẻ sớm và phá thai trong độ tuổi vị thành niên đang có chiều hướng gia tăng và là vấn đề đáng lo ngại.

Theo số liệu của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh:

- Tỷ lệ mang thai vị thành niên năm 2016: 3,6%, năm 2017: 4,2%, năm 2018: 4,6%, năm 2019: 6,8%, năm 2020: 5,8%.

- Tỷ lệ phụ nữ đẻ trong độ tuổi vị thành niên năm 2016: 3,6%, năm 2017: 3,4%, năm 2018: 4,8%, năm 2019: 7%, năm 2020: 7%.

- Số đối tượng vị thành niên phá thai toàn tỉnh năm 2016: 2 ca, năm 2017: 0 ca, năm 2018: 23 ca, năm 2019: 23 ca, năm 2020: 10 ca. Đây là con số thấp hơn nhiều so với thực tế vì chưa quản lý được tình hình phá thai tại các cơ sở y tế tư nhân. Mặc khác, quy định thực hiện dịch vụ theo của hướng dẫn theo hướng dẫn quốc gia về chăm sóc SKSS nên chỉ số này rất khó thu thập được.

Bên cạnh đó, hệ thống y tế trong tỉnh chưa có các cơ sở cung cấp dịch vụ thân thiện dành riêng cho vị thành niên và thanh niên. Đối với đội ngũ y tế kiêm nhiệm nhiều việc chuyên môn nên thời gian dành cho công tác chăm sóc SKSS vị thành niên, thanh niên còn nhiều hạn chế. Kinh phí ngày càng cắt giảm ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động chăm sóc SKSS cho vị thành niên và thanh niên.

2. Một số nguyên nhân chính ảnh hưởng đến công tác chăm sóc SKSS, SKTD cho vị thành niên và thanh niên tại tỉnh Đắk Nông

2.1. Chủ trương, chính sách, hướng dẫn chuyên môn kthuật

- Nội dung các chính sách về SKSS, SKTD cho vị thành niên và thanh niên đã được đề cập đến. Tuy nhiên chưa có quy định giáo dục SKSS, SKTD cho vị thanh niên, thanh niên là yêu cầu bắt buộc cần phải triển khai đồng bộ trong nhà trường hoặc các khu công nghiệp để công tác SKSS, SKTD đến gần đối tượng hơn.

- Chưa có chương trình riêng biệt, đặc thù cung cấp biện pháp tránh thai cho thanh niên.

- Chưa có hướng dẫn cung cấp dịch vụ cho nhóm vị thành niên, thanh niên đặc thù như nhóm dân tộc thiểu số, khuyết tật...

- Một số ban ngành, đoàn thể nhận thức chưa đầy đủ tầm quan trọng của công tác chăm sóc SKSS, SKTD trong vị thành niên, thanh niên, chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đến công tác này.

2.2. Tài chính

- Hiện nay, nguồn ngân sách dành riêng cho chương trình chăm sóc SKSS vị thành niên, thanh niên ít, ngày càng cắt giảm không đủ để tổ chức cho các hoạt động chăm sóc SKSS vị thành niên, thanh niên.

2.3. Cung cấp dịch vụ

Hoạt động truyền thông nội dung chăm sóc SKSS, SKTD tại các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông đã được triển khai rộng rãi. Tuy nhiên, kinh phí hoạt động còn hạn chế nên mỗi huyện, thành phố chỉ triển khai được một strường theo từng năm. Các chương trình giáo dục chăm sóc SKSS, SKTD trong nhà trường đang được thực hiện nhưng không nằm trong nội dung giám sát mà chỉ phụ thuộc vào sự tự nguyện của từng trường. Các hoạt động truyền thông cung cấp thông tin ngoài cộng đồng còn ít, tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa thực hiện được.

Dịch vụ thân thiện với vị thành niên, thanh niên là cách tiếp cận hiệu quả, đã được hướng dẫn thực hiện trong triển khai các dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD cho vị thanh niên, thanh niên từ tỉnh đến cơ sở. Tuy nhiên, để xây dựng được dịch vụ thân thiện với vị thành niên, thanh niên theo đúng hướng dẫn Quốc gia về dịch vụ chăm sóc SKSS rất khó khăn về cơ sở vật chất, nhân lực, kinh phí, vị trí tổ chức, thời gian hoạt động...Vì vậy, việc cung cấp các dịch vụ SKSS cho vị thành niên, thanh niên chỉ thực hiện lồng ghép với hoạt động chăm sóc SKSS hiện có tại đơn vị các tuyến.

2.4. Về văn hóa - xã hội

Vấn đề văn hóa - xã hội đang là thách thức lớn trong cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD cho vị thành niên, thanh niên. Định kiến của cha, mẹ, giáo viên, nhân viên y tế và cộng đồng ảnh hưởng rất nhiều đến tư tưởng và quan niệm, gây cản trở không nhỏ đến việc tiếp cận, sử dụng dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD của vị thành niên, thanh niên.

Phần II

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN, SỨC KHỎE TÌNH DỤC CHO VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ