Kế hoạch 41/KH-UBND công tác phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2017

Số hiệu 41/KH-UBND
Ngày ban hành 24/01/2017
Ngày có hiệu lực 24/01/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Lê Xuân Đại
Lĩnh vực Trách nhiệm hình sự

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
NGHỆ AN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 41/KH-UBND

Nghệ An, ngày 24 tháng 01 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN NĂM 2017

Thực hiện Kết luận số 05-KL/TW ngày 15/7/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Quyết định s623/QĐ-TTg ngày 14/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hưng đến năm 2030 và các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Công an chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch công tác phòng, chống tội phạm năm 2017 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm, hành động của các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và toàn xã hội, nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, cán bộ, đảng viên nhằm huy động tối đa sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần đm bảo ANTT, tạo môi trường lành mạnh phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

2. Việc triển khai thực hiện công tác phòng, chống tội phạm phải gắn liền với các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương nhằm tiếp tục kiềm chế, làm giảm các loại tội phạm và tệ nạn xã hội so với năm 2016, không để hình thành tội phạm có tổ chức, hoạt động theo kiểu “xã hội đen”; phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả tội phạm mua bán người, xâm phạm trẻ em; tội phạm trên các lĩnh vực hình sự, ma túy, kinh tế, tham nhũng, môi trường, các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, tội phạm sử dụng công nghệ cao và các tệ nạn xã hội. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tra, bắt giữ, xử lý tội phạm, không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm.

3. Nâng cao hơn nữa tính chủ động, sáng tạo và phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội; đồng thời, xác định rõ nội dung công việc, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các cấp...; đảm bảo việc tổ chức triển khai, thực hiện công tác phòng, chống tội phạm nghiêm túc, đạt hiệu quả cao nhất.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Công tác chỉ đạo, điều hành

- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy về công tác phòng, chống tội phạm, trọng tâm là: Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo ANTT trong tình hình mới; Kết luận số 05-KL/TW ngày 15/7/2016 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị (khóa X) vtăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTP trong tình hình mới; Kết luận số 95-KL/TW ngày 02/4/2014 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đng đối với công tác PCMT trong tình hình mới; Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030; Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 09/7/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm; Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 10/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ ANQG và bảo đảm TTATXH trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2020; Nghị quyết số 03-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác phòng, chống ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2020.

- Tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, Cơ quan thường trực giúp việc Ban Chđạo từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở, nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thng chính trị và toàn dân trong công tác phòng, chống tội phạm. Nâng cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương, ban, ngành, đoàn thtrong chỉ đạo, đôn đốc, kim tra, hướng dẫn, sơ, tổng kết công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, đặc biệt là ở cấp cơ sở xã, phường, thị trấn, khu dân cư.

- Chỉ đạo Sơ kết 01 năm thực hiện chỉ đạo điểm Chương trình phòng, chống tội phạm mua bán người, triển khai nhiệm vụ năm 2017. Tổ chức kiểm tra công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ năm 2017 tại các đơn vị, địa phương.

2. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia PCTP

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chng tội phạm, hướng mạnh hơn về cơ sở, nhất là tại các khu vực, địa bàn trọng điểm, nơi có tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội phức tạp... Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới; các nghị quyết liên tịch, kế hoạch phối hợp giữa các ngành về công tác phòng, chống tội phạm; lồng ghép công tác phòng, chống tội phạm với việc thực hiện Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; nêu gương người tt, việc tốt, điển hình tiên tiến, tích cực vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệ ANTQ, chủ động phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm...

- Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2017 (tháng 6); Ngày toàn dân tham gia phòng, chống mua bán người (30/7). Trong tháng 6 và tháng 7/2017, hàng ngày đối với Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, hàng kỳ đối với các báo, tạp chí địa phương phải phát sóng và đăng tải các Thông điệp về phòng chống ma túy, phòng, chống mua bán người.

3. Công tác phòng ngừa tội phạm

- Đẩy mạnh, tăng cường công tác phòng ngừa (xã hội và nghiệp vụ), góp phần làm giảm các nguyên nhân, điu kiện phát sinh tội phạm. Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện hiệu qu công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Cng cố, nhân rộng các mô hình, câu lạc bộ quần chúng tham gia bảo đảm ANTT ở cơ sở theo hướng “tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải”. Duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động tuần tra nhân dân trên các tuyến, địa bàn trọng điểm về ANTT. Quan tâm củng c, xây dựng, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, chuyên môn cho lực lượng công an xã, bảo vệ dân phố, dân phòng, nhằm phát huy hiệu qu công tác đm bảo ANTT ngay tại cơ sở.

- Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, khắc phục sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý nhằm phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật, nhất là các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại, xây dựng cơ bản, quản lý thị trường, đất đai, môi trường, lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm, qun lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ tr, quản lý người nước ngoài, quản lý Internet, không để tội phạm lợi dụng hoạt động. Tích cực vận động nhân dân tự giác giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

Đẩy mạnh công tác quản lý đối tượng có án phạt tù đang ở ngoài xã hội, các đối tượng đc xá, tù tha về, đối tượng thuộc điện quản lý tại xã, phường, thị trấn, số thanh, thiếu niên càn quấy, trẻ em hư hỏng, làm trái pháp luật. Làm tốt công tác khảo sát, thống kê và quản lý chặt chẽ số người nghiện ma túy trên địa bàn; nâng cao hiệu quả công tác lập hồ sơ đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng và cơ sở chữa bệnh bắt buộc và công tác quản lý sau cai tại cộng đồng, góp phần phòng ngừa tội phạm.

4. Công tác đấu tranh chống tội phạm

- Nâng cao hiệu quả công tác nm, phân tích, dự báo và xử lý tình hình, nhất là tình hình nổi lên có liên quan đến các địa bàn, tụ điểm phức tạp về hình sự, ma túy, tệ nạn xã hội, không để bị động, bất ngờ. Tiếp tục đy mạnh các giải pháp phòng, chống tội phạm hình sự nguy hiểm; không để hình thành tội phạm có tổ chức hoạt động theo kiểu “xã hội đen”, không để gia tăng các tụ điểm, địa bàn phức tạp về ma túy, hạn chế tối thiểu việc phát sinh, gia tăng người nghiện ma túy...

- Chỉ đạo mở các đợt cao điểm tấn công truy quét tội phạm, giải quyết các vấn đề phức tạp về tội phạm, kiềm chế sự gia tăng của các loại tội phạm, nhất là các tội phạm nổi, như: giết người do nguyên nhân xã hội, cố ý gây thương tích, chống người thi hành công vụ, cướp, cướp giật, trộm cắp tài sản, mua bán người... Triệt phá các đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy lớn, xuyên quốc gia, các địa bàn, tụ điểm phức tạp, các điểm sản xuất, các tụ điểm sử dụng ma túy tổng hợp; tiếp tục chỉ đạo triển khai có hiệu quả kế hoạch triệt xóa các ổ nhóm, đối tượng mang theo vũ khí tổ chức mua bán trái phép chất ma túy ở khu vực biên giới. Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm kinh tế, tham nhũng, môi trường; công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng cấm, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo... Đấu tranh triệt phá các tụ điểm cờ bạc, mại dâm có tính chuyên nghiệp, gây bức xúc trong nhân dân.

- Phấn đấu tỷ lệ điều tra, khám phá các loại tội phạm trên 75%; các tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt 95% trở lên trên tổng số án khởi tố; giải quyết tgiác, tin báo tội phạm đạt trên 90%. Nâng cao cht lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm; đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án lớn, nghiêm trọng, dư luận xã hội quan tâm; bắt giữ, vận động đầu thú ít nhất 30% số đối tượng truy nã (trong đó trên 40% số đi tượng truy nã mới phát sinh). Tăng cường mối quan hệ phối hp gia lực lượng Công an - Viện kiểm sát Tòa án nhân dân các cấp trong công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, thi hành án hình sự, không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm, không để can, phạm nhân trốn, tự sát, suy kiệt; triển khai thực hiện việc tổ chức ghi âm, ghi hình theo lộ trình quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Chú ý lựa chọn án điểm về tham nhũng, mua bán người, tội phạm ma túy, tội phạm hình sự nguy hiểm và một số vụ án được dư luận quan tâm để đưa ra xét xử lưu động, phục vụ công tác tuyên truyền và răn đe tội phạm.

- Nâng cao hiệu quả công tác xử lý, giải quyết thu hồi tài sản thu giữ trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, trong đó chú trọng xác minh, truy tìm tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án về kinh tế, chức vụ và tham nhũng nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại vtài sản cho Nhà nước.

5. Công tác hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm

- Tiếp tục thực hiện tt Chỉ thị số 28/CT-UBND ngày 22/10/2013 của UBND tnh về phối hợp giải quyết tình hình phức tạp về ma túy trên tuyến biên giới giữa huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An (Việt Nam) với các huyện Mường Quắn, Sầm Tớ thuộc tnh Hủa Phăn (Lào); Chỉ thị số 15/CT-UBND-NC ngày 28/8/2015 của UBND tỉnh về phối hợp giải quyết tình hình phức tạp về ma túy trên tuyến biên giới giữa huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An (Việt Nam) với huyện Nọong Hét, tnh Xiêng Khoảng (Lào).

- Thường xuyên trao đổi thông tin, tổ chức giao ban cấp tỉnh, cấp huyện, cấp đồn, trạm với các tỉnh của nước CHDCND Lào, nhất là các tỉnh có chung đường biên giới để trao đổi thông tin và nâng cao hiểu biết lẫn nhau nhằm thực hiện có hiệu quả các nội dung về phòng, chống tội phạm.

- Tiếp tục duy trì hoạt động của Văn phòng liên lạc phòng, chống tội phạm và ma túy qua biên giới với tỉnh Hủa Phăn, Lào (Văn phòng BLO). Tích cực tranh thsự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính ph, liên chính phủ nước ngoài về khoa học - kthuật trong phòng, chống tội phạm.

[...]