Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 41/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 41/KH-UBND
Ngày ban hành 22/03/2021
Ngày có hiệu lực 22/03/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Trần Hồng Quân
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 41/KH-UBND

Cà Mau, ngày 22 tháng 3 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ VỚI BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Thực hiện Quyết định số 2232/QĐ-TTg ngày 28/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025 và Công văn số 212/LĐTBXH-BĐG ngày 26/01/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Cà Mau, với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Thực hiện thống nhất, đồng bộ, hiệu quả các hoạt động phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại các cấp, các ngành và các huyện, thành phố nhằm đạt được các mục tiêu của Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Cà Mau (sau đây gọi tắt là Chương trình).

- Xác định cụ thể công việc, tiến độ, trách nhiệm chủ trì và phối hợp thực hiện của các cơ quan có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc triển khai thực hiện nhằm đảm bảo tính liên tục, liên kết giữa các nhiệm vụ, hoạt động của Chương trình.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, ngăn chặn sự gia tăng của tình trạng này thông qua việc nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân và phát triển, tăng cường khả năng đáp ứng của các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

2. Các chỉ tiêu đến năm 2025

Phấn đấu đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh

- Tối thiểu 90% người bị bạo lực trên cơ sở giới tìm kiếm sự trợ giúp từ cơ quan cung cấp dịch vụ.

- 100% trường hợp có nhu cầu trợ giúp về bạo lực trên cơ sở giới được trợ giúp bằng các hình thức khác nhau.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới bằng các hình thức đa dạng, phù hợp với các nhóm đối tượng

- Đa dạng hóa các loại hình, hoạt động truyền thông trực tiếp và trực tuyến cho phù hợp với từng nhóm đối tượng, vùng miền và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; chú trọng sự tham gia của những người có uy tín trong cộng đồng, nam giới, thanh thiếu niên nhằm tạo sự thay đổi trong xã hội; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong truyền thông xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động các nhà hoạch định chính sách đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới như: tọa đàm, hội thảo, tập huấn…

- Thực hiện có hiệu quả các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho người dân trong cộng đồng thông qua các hình thức như: hội thi kiến thức, kỹ năng, giao lưu nghệ thuật, các hoạt động thể thao, văn nghệ quần chúng, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng…

- Mở rộng các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi hành vi và trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho người bị bạo lực, người có nguy cơ bị bạo lực, người gây bạo lực và người có nguy cơ gây bạo lực như: hội thảo, tọa đàm, tập huấn, hội thi kiến thức, kỹ năng, thảo luận nhóm, tư vấn hỗ trợ cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp,

- Tăng cường công tác truyền thông, phòng ngừa thông qua các hoạt động tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng, tập trung ở các khu vực có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thấp, còn tồn tại nhiều định kiến giới; các hoạt động tuyên truyền tại các doanh nghiệp, trường học,...

- Biểu dương, tôn vinh những tấm gương tiêu biểu trong công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

- Tuyên truyền về các mô hình, các dịch vụ về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại cộng đồng và tại các mô hình “Địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh”, cơ sở khám chữa bệnh,… để người dân biết, sử dụng.

- Xây dựng các giải pháp truyền thông phù hợp trong các trường hợp đặc biệt như dịch bệnh, thiên tai trên diện rộng; công tác truyền thông, phòng ngừa, ứng phó và giải quyết bạo lực trên cơ sở giới ở các vùng dịch bệnh, thiên tai và các khu vực cách ly.

2. Duy trì, nhân rộng và nâng cao hiệu quả các mô hình, cơ sở cung cấp dịch vụ phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

- Rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh ở cộng đồng tại các xã: Tân Hưng Đông huyện Cái Nước, xã Tân Lộc huyện Thới Bình, xã Tân Trung huyện Đầm Dơi và Trung Tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh để có phương án hỗ trợ hoạt động và mở rộng phạm vi theo hướng tăng đối tượng tham gia, tăng lợi ích của các dịch vụ, đảm bảo tính sẵn sàng hỗ trợ các nhóm đối tượng liên quan khi có nhu cầu được trợ giúp.

- Tăng cường các hình thức tuyên truyền về mô hình để người dân biết và sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu.

- Nhân rộng ra các địa bàn khác và đồng thời tổ chức các hoạt động thăm quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm giữa các địa phương triển khai mô hình.

[...]