Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 4043/KH-UBND năm 2020 thực hiện Quyết định 1252/QĐ-TTg về phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Số hiệu 4043/KH-UBND
Ngày ban hành 13/05/2020
Ngày có hiệu lực 13/05/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Lắk
Người ký Võ Văn Cảnh
Lĩnh vực Quyền dân sự

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4043/KH-UBND

Đắk Lắk, ngày 13 tháng 5 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1252/QĐ-TTG NGÀY 26/9/2019 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TĂNG CƯỜNG THỰC THI HIỆU QUẢ CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ, CHÍNH TRỊ VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CỦA ỦY BAN NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thực hiện Quyết định số 1252/QĐ-TTg ngày 26/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 1252/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Xác định rõ nội dung công việc, lộ trình thực hiện phù hợp để triển khai thực hiện Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (Công ước ICCPR) và các khuyến nghị của Ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc trên địa bàn tỉnh.

b) Góp phần nâng cao sự hưởng thụ của người dân trên địa bàn về các quyền dân sự, chính trị phù hợp với Hiến pháp, pháp luật, điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Yêu cầu

a) Việc tổ chức, thực hiện Kế hoạch phải bám sát, phù hợp với nhiệm vụ giao cho UBND cấp tỉnh tại Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ và điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh.

b) Nội dung công việc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

c) Các cơ quan, đơn vị liên quan được giao chủ trì hoặc phối hợp phải thực hiện đúng nội dung nhiệm vụ, đúng tiến độ, đảm bảo hiệu quả.

d) Bảo đảm quan hệ chặt chẽ, phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị liên quan; kịp thời phản ánh, giải quyết hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Đối với việc triển khai nhiệm vụ “Tiếp tục nội luật hóa và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật nhằm thực hiện Công ước ICCPR”

a) Chủ động theo dõi thi hành pháp luật trong các lĩnh vực được Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ xác định cần tiếp tục nội luật hóa và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật nhằm thực hiện Công ước ICCPR (quốc phòng; an ninh quốc gia; hình sự; tôn giáo; thông tin truyền thông; xử lý vi phạm hành chính; bình đẳng giới, chống phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc; phòng, chống ma túy; quyền lập hội; quyền hội họp hòa bình; quyền bầu cử…); kịp thời phát hiện, kiến nghị sửa đổi, bổ sung những văn bản pháp luật của Trung ương không còn phù hợp; đề xuất ban hành mới theo thẩm quyền đối với những trường hợp phát sinh trong thực tế nhưng chưa có quy phạm pháp luật (QPPL) điều chỉnh.

- Chủ trì: Các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động thực hiện trong lĩnh vực, địa bàn quản lý của cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Phối hợp: Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp.

- Kết quả: Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực được giao.

- Tiến độ: Theo văn bản đề nghị của bộ, ngành chủ quản; UBND tỉnh.

b) Rà soát văn bản QPPL của HĐND, UBND các cấp có nội dung liên quan đến thực thi các quyền dân sự, chính trị; kịp thời xử lý những QPPL không còn phù hợp.

- Chủ trì: Các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động rà soát thường xuyên trong lĩnh vực, địa bàn quản lý của cơ quan, đơn vị, địa phương ngay khi có căn cứ rà soát; rà soát chuyên đề, lĩnh vực theo kế hoạch của bộ, ngành chủ quản.

- Phối hợp: Sở Tư pháp; các cơ quan, đơn vị liên quan.

- Kết quả: Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ văn bản QPPL của HĐND, UBND các cấp có nội dung liên quan đến thực thi các quyền dân sự, chính trị nhưng không còn phù hợp; báo cáo kết quả rà soát.

- Tiến độ: Thực hiện thường xuyên (rà soát thường xuyên); theo kế hoạch của bộ, ngành và chỉ đạo của UBND tỉnh (rà soát chuyên đề, lĩnh vực).

2. Đối với việc triển khai nhiệm vụ “Tiếp tục nâng cao hiệu quả thực thi các quy định pháp luật về quyền dân sự, chính trị”

a) Xây dựng các kế hoạch thực hiện, bố trí đủ nguồn nhân lực, tài chính nhằm triển khai thực hiện hiệu quả các kế hoạch, chương trình hành động quốc gia để xóa bỏ định kiến, phân biệt đối xử đối với phụ nữ, các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương (người khuyết tật; trẻ em; người dân tộc thiểu số; người đồng tính, song tính, chuyển giới, liên giới (LGBTI); người nhiễm HIV/AIDS)

- Chủ trì: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (các vấn đề đối với phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật); Sở Y tế (các vấn đề đối với người nhiễm HIV/AIDS, người LGBTI); Ban Dân tộc (các vấn đề liên quan đến người dân tộc thiểu số).

- Phối hợp: Các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan.

[...]