Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 237/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 1252/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và các khuyến nghị của Ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Số hiệu 237/KH-UBND
Ngày ban hành 01/09/2021
Ngày có hiệu lực 01/09/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Trần Đức Quý
Lĩnh vực Quyền dân sự

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 237/KH-UBND

Hà Giang, ngày 01 tháng 09 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1252/QĐ-TTG NGÀY 26/9/2019 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TĂNG CƯỜNG THỰC THI HIỆU QUẢ CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CỦA ỦY BAN NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG

Căn cứ Quyết định số 1252/QĐ-TTg ngày 26/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Công ước ICCPR) và các khuyến nghị của Ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1252/QĐ-TTg ngày 26/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Hà Giang với nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Triển khai đầy đủ, kịp thời và hiệu quả Quyết định số 1252/QĐ-TTg ngày 26/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh góp phần nâng cao sự hưởng thụ của người dân về các quyền dân sự và chính trị phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và điều kiện kinh tế - xã hội; bảo đảm các yêu cầu đối ngoại, đối nội, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm cho các sở, ban, ngành, cơ quan có liên quan và tăng cường hiệu quả hoạt động phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình triển khai, đảm bảo hiệu quả toàn diện và đồng bộ.

2. Yêu cầu

Việc tổ chức, thực hiện Kế hoạch phải bám sát và phù hợp với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quyền con người; phù hợp với các quy định của Hiến pháp năm 2013 và pháp luật liên quan.

Tổ chức thực hiện Công ước và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các ngành, các cấp và phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các sở, ngành, cơ quan, địa phương; kịp thời phản ánh, giải quyết hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

II. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tiếp tục rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền hoàn thiện khuôn khổ pháp luật nhằm thực hiện Công ước ICCPR

1.1. Rà soát, đánh giá tính tương thích giữa quy định của các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh với Công ước ICCPR trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành có liên quan.

Kết quả dự kiến: Các văn bản quy phạm pháp luật ban hành phù hợp với quy định của Công ước

Thời gian thực hiện: Hàng năm.

1.2. Rà soát và đề xuất hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về hạn chế quyền, tập trung lĩnh vực phòng, chống khủng bố

Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh.

Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố.

Kết quả dự kiến: Báo cáo rà soát và đề xuất hoàn thiện pháp luật.

Thời gian thực hiện: Báo cáo cuối năm 2022.

2. Tiếp tục nâng cao hiệu quả thực thi các quy định pháp luật về quyền dân sự và chính trị

2.1. Thực hiện và bố trí đủ nguồn nhân lực và tài chính nhằm thực hiện hiệu quả các kế hoạch, chương trình hành động quốc gia để xóa bỏ định kiến, phân biệt đối xử đối với: (1) phụ nữ (nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong mọi lĩnh vực và xóa bỏ bạo lực giới); và (2) các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, trong đó lưu ý nhóm người khuyết tật, trẻ em, người dân tộc thiểu số, cộng đồng người đồng tính - song tính - chuyển giới - liên giới (LGBTI), người nhiễm HIV/AIDS

Cơ quan chủ trì: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (các vấn đề đối với phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật); Sở Y tế (các vấn đề đối với người nhiễm HIV/AIDS, LGBTI); Ban Dân tộc (các vấn đề liên quan đến người dân tộc thiểu số).

Cơ quan phối hợp: Các Sở, ban, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

Kết quả dự kiến: Các kế hoạch, chương trình hành động về thúc đẩy, bảo vệ quyền của phụ nữ và các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương; đối với các lĩnh vực đã có chương trình, kế hoạch thực hiện: Báo cáo sơ kết, tổng kết tình hình triển khai thực hiện.

Thời gian thực hiện: Năm 2021 - 2022 (thời hạn cụ thể theo hướng dẫn của các cơ quan Trung ương chủ trì thực hiện).

[...]