Kế hoạch 403/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược Quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Đắk Nông ban hành

Số hiệu 403/KH-UBND
Ngày ban hành 04/06/2021
Ngày có hiệu lực 04/06/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Nông
Người ký Trần Xuân Hải
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 403/KH-UBND

Đắk Nông, ngày 04 tháng 6 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ GIAI ĐOẠN 2021-2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Thực hiện Quyết định số 2060/QĐ-TTg ngày 12/12/2020 của Thủ tướng chính phủ, về việc thực hiện “Chiến lược Quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045”, trên cơ sở tình hình thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông với những nội dung cụ thể như sau:

I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH

Hiện nay hoạt động giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh chỉ có duy nhất một phương thức vận tải là đường bộ. Hệ thống đường bộ trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 4.683Km, tỷ lệ nhựa hóa, bê tông hóa đạt 65%. Trong những năm qua được sự quan tâm đầu tư của Trung ương và địa phương, hệ thống giao thông của tỉnh đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế, thiếu đồng bộ như: các tuyến tỉnh lộ mặt đường nhỏ hẹp, chủ yếu 01 làn xe, tỷ lệ 02 làn xe chiếm 19%, sức chịu tải nhỏ, một số tuyến đường đã hết niên hạn sử dụng nhưng chưa được đầu tư nâng cấp đồng bộ; tỷ lệ đường huyện được nhựa hóa, bê tông hóa chiếm 76%; một số tuyến đường được đầu tư xây dựng đã lâu nhưng chưa được trung tu, đại tu; công tác bảo dưỡng thường xuyên chưa được chú trọng, đặc biệt là đối với hệ thống đường huyện, đường xã và đường thôn bon. Từ đó đã ảnh hưởng đến việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh, cũng như việc đi lại, lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong tình hình mới.

Công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông giai đoạn 2016-2020 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh đã được kiềm chế, tỷ lệ tai nạn giao thông hàng năm giảm cả 03 tiêu chí (số vụ tai nạn, số người chết, số người bị thương) so với giai đoạn trước. Bên cạnh đó còn một số tồn tại hạn chế như: kết cấu hạ tầng giao thông chưa được đầu tư đồng bộ, khả năng khai thác còn hạn chế ; việc lấn chiếm lòng lề đường, hành lang an toàn giao thông vẫn còn diễn biến phức tạp; ý thức ý chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ của một bộ phận người dân chưa cao v.v..

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Thực hiện đầy đủ, hiệu quả các nội dung đã đề ra trong Chiến lược Quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 của Thủ tướng Chính phủ.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước và hoạt động thực thi pháp luật đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.

- Xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể đối với các hoạt động để triển khai thực hiện theo từng giai đoạn; xác định rõ phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

- Hàng năm, kéo giảm số vụ tai nạn giao thông; giảm số người chết và bị thương do tai nạn giao thông đường bộ một cách bền vững, tiến tới xây dựng một xã hội có hệ thống giao thông an toàn, thông suốt, thuận tiện, hiệu quả và thân thiện môi trường; xây dựng và hình thành văn hóa giao thông an toàn trong cộng đồng.

2. Yêu cầu

- Các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra để thực hiện kế hoạch phải thiết thực, hiệu quả, có tính khả thi và có sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau; đảm bảo tuân thủ quy định và phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh; phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giao thông vận tải và các ngành có liên quan.

- Đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, sự tham gia phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội; đồng thời đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả giữa Ban An toàn giao thông tỉnh với các cơ quan, ban, ngành của tỉnh trong việc triển khai thực hiện kế hoạch.

- Ứng dụng và phát triển các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để thực hiện đồng bộ 05 trụ cột về an toàn giao thông đường bộ (gồm: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; Kết cấu hạ tầng và tổ chức giao thông; Người tham gia giao thông; Phương tiện giao thông; Cứu hộ, cứu nạn và cấp cứu y tế tai nạn giao thông).

- Các Sở, Ban, ngành, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh; xây dựng kế hoạch thực hiện và bố trí nguồn lực phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tiễn của đơn vị, địa phương.

- Trong quá trình thực hiện, các cấp, các ngành và các đơn vị phải kịp thời tham mưu, đề xuất, kiến nghị với các cơ quan, các cấp có thẩm quyền các giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế nhằm thực hiện có hiệu quả công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, lĩnh vực quản lý.

- Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào các lĩnh vực như: quản lý điều hành vận tải, điều khiển giao thông, giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Hàng năm, giảm 5÷10% số người chết và bị thương do tai nạn giao thông đường bộ một cách bền vững, tiến tới xây dựng một xã hội có hệ thống giao thông an toàn, thông suốt, thuận tiện, hiệu quả và thân thiện môi trường; thể chế quản lý về an toàn giao thông phù hợp, hiệu lực và hiệu quả; kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông an toàn, thân thiện môi trường; người tham gia giao thông có kiến thức, kỹ năng, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, hình thành văn hóa giao thông an toàn; có hệ thống cấp cứu, điều trị kịp thời, hiệu quả đối với nạn nhân tai nạn giao thông; áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

2. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2021 - 2030

a) Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông; tổ chức bộ máy quản lý an toàn giao thông từ tỉnh đến cơ sở được hoàn thiện, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu an toàn giao thông từng bước đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý trật tự an toàn giao thông.

- Ứng dụng khoa học công nghệ để triển khai thực hiện 05 trụ cột về an toàn giao thông.

- Nâng cao năng lực thực thi pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ