Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 391/KH-UBND năm 2016 thực hiện đề án phát triển công nghệ thông tin tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2017-2020 và năm 2017 trong cơ quan nhà nước

Số hiệu 391/KH-UBND
Ngày ban hành 30/12/2016
Ngày có hiệu lực 30/12/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Đặng Xuân Phong
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 391/KH-UBND

Lào cai, Ngày 30 tháng 12 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH LÀO CAI, GIAI ĐOẠN 2017-2020 VÀ NĂM 2017 TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

A. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CNTT 2016

I. Kết quả phát triển CNTT năm 2016

1. Cơ chế, chính sách

Năm 2016, tỉnh Lào Cai tiếp tục chú trọng ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách văn bản chỉ đạo điều hành,... tạo môi trường pháp lý, thuận lợi cho việc phát triển, ứng dụng CNTT, thúc đẩy cải cách hành chính (CCHC) trên địa bàn tỉnh, trong đó ni bật là Nghị quyết s 36/2016/NQ-HĐND ngày 18/7/2016 của HĐND tỉnh Lào Cai, Quyết định số 97/2016/QĐ-UBND ngày 19/9/2016 của UBND tỉnh Lào Cai về chính sách đãi ngộ công chức, viên chức làm công tác đảm bảo an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Chương trình hành động của Tỉnh ủy số 02-CT/TU thực hiện Nghị Quyết 36-NQ/TU của Bộ chính trị về phát triển CNTT bền vững; Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 27/10/2016 của Tỉnh ủy Lào Cai về công tác đảm bảo an toàn thông tin trong toàn hệ thống chính trị; Đề án s20-ĐA/TU ngày 20/12/2016 của Tỉnh ủy về phát triển CNTT giai đoạn 2017-2020 và các văn bản QPPL, văn bản chỉ đạo điu hành, các dự án, kế hoạch phát triển, ứng dụng CNTT, đảm bảo an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh.

2. Hạ tầng kỹ thuật và đảm bảo an toàn thông tin

Thực hiện bổ sung trang thiết bị nâng cao an toàn, bảo mật cho Trung tâm mạng thông tin của tỉnh, thiết bị lưu trữ, nâng dung lượng lưu trữ cho hệ thống thư điện tử của tỉnh, lắp đặt thiết bị giám sát an toàn thông tin cho Trung tâm mạng thông tin của tỉnh.

Xây dựng hạ tầng CNTT đồng bộ cho huyện Bảo Yên và Si Ma Cai, nâng tổng số 6/9 huyện, thành phố được xây dựng hạ tầng mạng đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật.

Triển khai kết nối đường truyền Internet cáp quang tốc độ cao và đầu tư máy tính cho 193 điểm bệnh viện và trung tâm y tế trên toàn tỉnh phục vụ triển khai hệ thống thông tin Giám định bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Thực hiện các giải pháp nâng cao an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là trong thời gian diễn ra bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XIV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.

3. ng dụng CNTT

Năm 2016, tập trung triển khai sâu rộng bộ phần mềm Chính quyền điện tử trên cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã phục vụ đắc lực công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, tiết kiệm chi phí cho các cơ quan nhà nước, tiêu biểu là:

Triển khai hệ thống quản lý văn bản, điều hành đến 100% cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện và UBND cấp xã của 3 huyện, thành phố; kết nối, công khai kết quả tiếp nhận, xử lý văn bản điện tử trong các CQNN trên Cổng TTĐT Chính phủ;

Triển khai hệ thống dịch vụ hành chính công (tích hợp hệ thống một cửa điện tử, TTHC với dịch vụ công trực tuyến) cung cấp 100% thủ tục hành chính và dịch vụ công trực tuyến mức độ 1, 2; xây dựng, cung cấp 123 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 tăng trên 100 dịch vụ so với năm 2015 (trong đó có 7 dịch vụ công mức độ 4), trên 70% hồ sơ thủ tục hành chính trong các CQNN được cập nhật, xử lý trên hệ thống; đồng thời kết nối công khai tiến độ giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính của các cơ quan, địa phương trên Cổng TTĐT Chính phủ.

Xây dựng Cổng Thông tin điện tử của tỉnh và 47 Cổng TTĐT thành viên của các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố và 7 cổng cấp xã; đăng tải đầy đủ, kịp thời thông tin chỉ đạo điều hành, thông tin phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Cấp mới gần 1.000 hộp thư điện tử của tỉnh trong năm 2016, nâng tổng số hộp thư đã cấp lên trên 8.000 hộp thư , tỷ lệ sử dụng đạt trên 80%, trung bình 1 ngày có trên 3.000 thư được giao dịch, gửi nhận thông qua hệ thống thư điện tử của tỉnh.

Triển khai ứng dụng chữ ký số đến 100% sở, ban, ngành, UBND các huyện thành phố, tích hợp chữ ký số vào phần mềm quản lý văn bản điều hành. 8 loại danh mục văn bản áp dụng chữ ký số được gửi, nhận, sử dụng hoàn toàn văn bản điện tử, không phải gửi văn bản giấy. Trên 80% văn bản đã được ký số số của tổ chức phục vụ trao đổi, gửi nhận văn bản điện tử giữa các CQNN trên địa bàn tỉnh.

Triển khai hệ thống theo dõi, thực hiện kết luận, chỉ đạo điều hành của HĐND, UBND tỉnh, phần mềm quản lý đơn thư khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh;

Triển khai hệ thống giám định bảo hiểm y tế trực tuyến qua mạng cho 193/193 điểm cơ sở y tế của tỉnh, các hệ thống thông tin ngành y tế, giáo dục được tăng cường triển khai.

Tổ chức ứng cứu sự cố máy tính của tỉnh; hỗ trợ khắc phục, xử lý sự cố liên quan tới an toàn thông tin cho trên 500 lượt ở các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh; theo dõi, phát hiện, phòng chng, ngăn chặn kịp thời 15.143.159 phiên truy cập có nguy cơ mất an toàn đối với các hệ thống thông tin, CSDL dùng chung của tỉnh.

4. Về nguồn nhân lực ứng dụng CNTT

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 105 cán bộ công chức, viên chức làm nhiệm vụ chuyên trách/phụ trách CNTT trong các cơ quan, địa phương; trong đó, có 96 cán bộ có bằng đại học về CNTT (chiếm 91%), 9 cán bộ có bàng cao đẳng về CNTT (chiếm 9%). 97% cơ quan cấp tỉnh, UBND cấp huyện được bố trí ít nhất 01 cán bộ chuyên trách/phụ trách CNTT.

Tổ chức 09 lớp tập huấn cho 360 cán bộ, công chức, viên chức sử dụng chữ ký số; 02 lớp với 60 học viên về công tác đảm bảo an toàn thông tin cho các cán bộ chuyên trách/phụ trách CNTT của các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh.

Thường xuyên hỗ trợ, hướng dẫn sử dụng các ứng dụng CNTT với trên 540 lượt cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

II. Đánh giá chung

1. Kết quả đạt được

Năm 2016, các văn bản chỉ đạo, điều hành tiếp tục được ban hành kịp thời; công tác phát triển, ứng dụng CNTT có sự tăng tốc đáng kể đạt và vượt mục tiêu kế hoạch đề ra; công tác đảm bảo an toàn thông tin được tăng cường. Hệ thng thông tin dùng chung như phần mềm quản lý văn bản điều hành, hệ thống dịch vụ hành chính công, cng TTĐT,... được triển khai nhân rộng, đồng bộ trên cả 3 cấp. Các cơ quan, đơn vị, địa phương nỗ lực khc phục những hạn chế, có chuyển biến trong cải thiện các điều kiện về hạ tầng CNTT, quan tâm bố trí nhân lực CNTT phù hợp với điu kiện hiện có; tích cực khai thác sử dụng thư điện tử công vụ, ch ký s, hệ thống hội nghị truyn hình trực tuyến,... phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, thúc đẩy CCHC.

[...]