Kế hoạch 39/KH-UBND về thực hiện công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2020

Số hiệu 39/KH-UBND
Ngày ban hành 19/02/2020
Ngày có hiệu lực 19/02/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Yên Bái
Người ký Dương Văn Tiến
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 39/KH-UBND

Yên Bái, ngày 19 tháng 02 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI NĂM 2020

Căn cứ Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ vệ việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới; Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 04/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030; Quyết định số 1125/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện công tác đảm bảo an toàn thực phẩm năm 2020, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; củng cố và nâng cao năng lực của hệ thống quản lý về an toàn thực phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế trong tình hình mới.

- Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục về bảo đảm an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức, thực hành đúng về an toàn thực phẩm trong cộng đồng.

- Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, góp phần phòng ngừa chủ động các sự cố về an toàn thực phẩm.

- Đánh giá việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo, nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển thực phẩm; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, đặc biệt là bếp ăn tập thể khu công nghiệp, trường học và an toàn thực phẩm tại các lễ hội, sự kiện lớn, kinh doanh thức ăn đường phố; kiểm soát hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm và kiểm soát quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thịt và các sản phẩm từ thịt, bia, rượu, cồn và đồ uống có cồn, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, rau, củ, quả, và sản phẩm rau củ quả, thủy sản, sản phẩm thủy sản, phụ gia thực phẩm v.v.. .và các sản phẩm thực phẩm theo sự phân công trách nhiệm quản lý của các sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương. Trên cơ sở đó, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện đảm bảo an toàn thực phẩm đúng theo quy định của pháp luật.

- Không để xảy ra các vụ ngộ độc tập thể và tử vong do ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

a) 75% người sản xuất, chế biến, người kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng và chủ cơ sở được cập nhật kiến thức về an toàn thực phẩm; 100% các cán bộ quản lý an toàn thực phẩm tuyến tỉnh, huyện được cập nhật các văn bản và kiến thức về an toàn thực phẩm thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tập huấn.

b) 70% cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm được thanh tra, kiểm tra, thẩm định đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.

c) Tỷ lệ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm do ngành Y tế quản lý đạt 45%; tỷ lệ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm do Ngành Công Thương quản lý đạt 70%; tỷ lệ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản do ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý được kiểm tra, phân loại, đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt 45%, trong đó được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoặc đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm tương đương đạt 45%, tỷ lệ các cơ sở nhỏ lẻ ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn tăng 10% so với năm 2019.

d) Trên 60% các chợ trên địa bàn tỉnh được quy hoạch và kiểm soát an toàn thực phẩm (không bao gồm chợ tự phát); 70% số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và kinh doanh dịch vụ ăn uống do các ngành, các cấp quản lý được thanh tra, kiểm tra theo quy định, trong đó tỷ lệ cơ sở thực phẩm được kiểm tra đạt điều kiện an toàn thực phẩm chiếm trên 70%.

đ) 100% số vụ ngộ độc thực phẩm được điều tra, xử lý kịp thời; tỷ lệ mắc trong các vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính được ghi nhận dưới 7 người/100.000 dân. Không có người tử vong do ngộ độc thực phẩm.

II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI

1. Công tác chỉ đạo và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; tiếp tục kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm các cấp; thường xuyên ban hành các văn bản chỉ đạo và triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, tăng cường thực hiện vào dịp tết Nguyên đán, mùa lễ hội, tết Trung thu, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm.

- Phát huy hiệu quả hoạt động của Tổ thư ký giúp việc cho Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm tỉnh về công tác an toàn thực phẩm nhằm nắm bắt, xử lý nhanh, kịp thời các tình huống, diễn biến phức tạp về an toàn thực phẩm; kiện toàn, bổ sung lực lượng cán bộ quản lý an toàn thực phẩm của các ngành Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương.

- Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, nghiệp vụ chuyên môn, thanh tra, kiểm tra cho cán bộ làm công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Định kỳ tiến hành kiểm tra, đánh giá, giám sát việc triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm của các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm.

- Thực hiện tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính về an toàn thực phẩm và trả kết quả cho các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định.

- Phát huy hiệu quả số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của người dân về vi phạm an toàn thực phẩm của các tổ chức, cá nhân.

2. Công tác thông tin, tuyên truyền

- Tổ chức triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm trên các phương tiện truyền thông trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền bằng nhiều thứ tiếng dân tộc phát trên sóng phát thanh, truyền hình nhằm nâng cao nhận thức cho người dân các về tầm quan trọng của đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sức khỏe và phát triển kinh tế - xã hội. In, cấp phát các tờ rơi, áp phích... với nội dung dễ hiểu phù hợp với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn để tuyên truyền. Tăng cường các hoạt động truyền thông trực tiếp tại cộng đồng.

- Nội dung tuyên truyền các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, để các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, các cơ sở thức ăn đường phố, học sinh, giáo viên các trường học, người dân hiểu và tham gia triển khai tích cực các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Thông tin danh sách các cơ sở thực phẩm đủ điều kiện về an toàn thực phẩm; các cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết lựa chọn, sử dụng thực phẩm an toàn và phòng, chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.

[...]