Kế hoạch 25/KH-UBND về hành động đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2021 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Số hiệu 25/KH-UBND
Ngày ban hành 04/02/2021
Ngày có hiệu lực 04/02/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Nguyễn Thanh Nhàn
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 04 tháng 02 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP NĂM 2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

Căn cứ Quyết định số 184/QĐ-BNN-QLCL ngày 12 tháng 01 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2021.

Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch hành động đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2021 như sau:

I. MỤC TIÊU- CHỈ TIÊU.

1. Mục tiêu.

Bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của nông lâm thủy sản Việt Nam đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan; đảm bảo mục tiêu chung của toàn ngành nông nghiệp và PTNT về an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng và phát trin bền vững.

2. Chỉ tiêu

- 100% nhiệm vụ kế hoạch của tnh về phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thông, quảng bá chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm được thực hiện.

- Tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản xếp loại A, B tăng lên trên 99% (so với 98,9% năm 2020);

- Tỷ lệ các cơ sở nhỏ lẻ ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn tăng lên 75% (so với 72,46% năm 2020);

- Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản giám sát trên diện rộng vi phạm quy định về ô nhiễm sinh học, tạp chất, tn dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh (giảm 10% so với năm 2020); tiếp tục kiểm soát tt việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện gắn kết chặt chẽ công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phm nông lâm thủy sản với các nhiệm vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản và hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh Covid còn tiếp diễn;

2. Tham gia đóng góp ý kiến và các đề xuất, kiến nghị hoàn thiện chính sách pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản hài hòa với các chuẩn mực quốc tế. Đề xuất, kiến nghị loại bỏ các loại vật tư nông nghiệp không bảo đảm chất lượng, an toàn khỏi danh mục được phép sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật;

3. Nhân rộng, mở rộng sản xuất tập trung các sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực địa phương theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, thích ứng với biến đổi khí hậu và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; thúc đẩy phát triển các vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn, làng nghề thực phẩm, chợ đầu mối nông sản thực phẩm an toàn

4. Gia tăng số lượng và đa dạng thông tin, tuyên truyền vận động cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản tuân thủ pháp luật an toàn thực phẩm; phối hp với Báo Kiên Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phổ biến pháp luật, thông tin quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, đảm bảo an toàn thực phẩm và truyền thông quảng bá sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đảm bảo cht lượng, an toàn.

5. Tiếp tục triển khai Quyết định số 602/QĐ-UBND ngày 15/3/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phân cấp quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh để quản lý tổng thể, toàn diện điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm; chuyển mạnh sang hậu kiểm, thanh tra đột xuất, xử lý vi phạm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản.

6. Duy trì triển khai các chương trình giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; kịp thời phát hiện, cảnh báo, xử lý, tổ chức thanh tra đột xuất, xử phạt nghiêm vi phạm. Tăng cường quản lý thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, chợ đầu mối nông sản thực phẩm an toàn.

7. Chủ động xử lý các sự cố mất an toàn thực phẩm, phối hợp với các sở, ngành kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu nông sản, thủy sản trong bối cảnh Covid-19.

8. Hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương tổ chức lực lượng quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, chế biến và phát triển thị trường đáp ứng yêu cầu tình hình mới. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao cho cán bộ quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm.

9. Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi và giảm tối đa thời gian, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phm; đặc biệt trong việc truy xuất nguồn gốc sản phm nhằm nâng cao năng lực kim soát an toàn thực phẩm trong các chuỗi giá trị nông sản.

(Nội dung phân công theo Phụ lục đính kèm)

III. KINH PHÍ

- Từ nguồn kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia của Trung ương (nếu có).

- Từ nguồn ngân sách tỉnh và các nguồn huy động hợp pháp khác.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

[...]