Kế hoạch 385/KH-UBND năm 2019 về phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin tỉnh Lào Cai năm 2020

Số hiệu 385/KH-UBND
Ngày ban hành 24/12/2019
Ngày có hiệu lực 24/12/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Đặng Xuân Phong
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 385/KH-UBND

Lào Cai, ngày 24 tháng 12 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH LÀO CAI NĂM 2020

Triển khai Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025; Nghị quyết số 22-NQ/TU ngày 22/8/2019 của Tỉnh ủy Lào Cai về phát triển công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông tỉnh Lào Cai giai đoạn 2019-2025; Đề án số 20-ĐA/TU ngày 20/12/2016 của Tỉnh ủy Lào Cai về phát triển CNTT tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2020 và Đề án thí điểm phát triển đô thị thông minh tnh Lào Cai giai đoạn 2018-2025, UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện phát triển, ứng dụng CNTT năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

A. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CNTT NĂM 2019:

I. Kết quả đạt được:

1. Về cơ chế, chính sách:

Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách, đề án trọng tâm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho phát triển công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT), xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh, phù hợp với định hướng của trung ương và điều kiện thực tế của tỉnh, nổi bật là Nghị quyết số 22-NQ/TU ngày 22/8/2019 của Tỉnh ủy về phát triển CNTT-TT giai đoạn 2019-2025 và Kế hoạch s 339/KH-UBND ngày 07/11/2019 của UBND tỉnh triển khai Nghị quyết này.

2. Về hạ tầng CNTT-TT và đảm bảo an toàn, an ninh thông tin:

100% trung tâm các xã, trên 95% thôn bản trong tỉnh được phủ sóng di động. Hạ tầng mạng truyền dẫn cáp quang kết nối và cung cấp dịch vụ đến 9/9 trung tâm huyện và 164/164 xã, phường, thị trấn. Mật độ thuê bao Internet băng thông rộng đạt 60 thuê bao/100 dân.

Năm 2019, bổ sung trang thiết bị cho Trung tâm dữ liệu của các cơ quan khối Đảng, Trung tâm mạng thông tin của tỉnh và thiết bị nâng cao an toàn thông tin cho cơ quan nhà nước (CQNN); xây dựng hệ thống mạng nội bộ (LAN) cho 15 xã. Đến nay, 100% cơ quan nhà nước có mạng LAN và kết nối Internet (riêng cấp xã có 28% xã, phường, thị trấn có mạng LAN đạt tiêu chuẩn kthuật); 100% cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện, 94% cấp xã được trang bị máy tính phục vụ công việc.

Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến được triển khai trên ba cấp tỉnh, huyện, xã. Hằng năm, duy trì hoạt động, đảm bảo kỹ thuật phục vụ cho trên 80% các cuộc họp chỉ đạo, điều hành trực tuyến trong nội bộ tỉnh và hội nghị trực tuyến với trung ương; đặc biệt là việc phục vụ hiệu quả các đợt triển khai Nghị quyết của Đảng từ tỉnh đến xã cùng tham dự, phục vụ công tác chỉ đạo, điu hành của các cp chính quyn được kịp thời, hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí, thúc đy cải cách hành chính.

3. Về nền tảng kết nối tích hợp chia sẻ dữ liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL), ứng dụng CNTT:

Triển khai bước 1 nền tảng kết nối, tích hp dữ liệu (LGSP) của tỉnh, gồm:

Trục kết ni liên thông văn bản điện tử trong nội tỉnh và kết nối trục liên thông văn bản điện tử quốc gia phục vụ việc gửi, nhận văn bản điện t4 cấp: Trung ương - tỉnh - huyện - xã; hệ thống đăng nhập một lần (SSO), danh mục điện tử dùng chung,...

Kết nối các dịch vụ công của tỉnh với hệ thống thông tin của trung ương, như CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để khai thác thông tin doanh nghiệp nhằm hỗ trợ giảm thành phần hồ sơ cho 10 thủ tục hành chính (TTHC) của S Công thương; Kết nối Cổng dịch vụ hành chính công của tỉnh với hệ thống thông tin cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến của Bộ Tư pháp, đến nay lấy được thông tin một chiều đối với các hồ sơ đã được giải quyết trên hệ thống của Bộ Tư pháp.

Đặc biệt, đã kết nối hệ thống CSDL về bảo hiểm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam với hệ thống của Bộ Tư pháp phục vụ liên thông dịch vụ công trực tuyến cấp giấy khai sinh và thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi, giảm thời gian xử lý TTHC từ 05 ngày xuống còn thực hiện trong ngày (Lào Cai là một trong 13 tỉnh triển khai từ ngày 16/10/2019, đến nay đã cấp được 782 thẻ BHYT cùng với giấy khai sinh tại 9 huyện, thành ph; dự kiến đến hết năm 2019 stiếp tục nhân rộng trên cả nước);

Các hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý điều hành của CQNN, phục vụ người dân doanh tiếp tục được phát huy sử dụng và triển khai mrộng, đồng bộ trên cả 3 cấp. Đến nay, 100% các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các xã, phường thị trấn đã triển khai gửi, nhận văn bản điện tử, chữ ký số, phần mềm quản lý văn bản điều hành. Liên thông gửi, nhận văn bản điện tử 4 cấp (Trung ương - tỉnh - huyện - xã). Trung bình mỗi tháng có từ 65 nghìn đến 81 nghìn văn bản điện tử gửi, nhận liên thông, trong đó gần 1 nghìn văn bản điện tử được gửi, nhận liên thông với các cơ quan trung ương thông qua trục liên thông văn bản quốc gia, gần 80 nghìn văn bản gửi, nhận liên thông giữa các cơ quan, đơn vị các cấp trên địa bàn tỉnh.

Hệ thống dịch vụ công trực tuyến dùng chung toàn tỉnh tích hợp một cửa điện tử, hiện đã cung cấp tổng số dịch vụ công trực tuyến mức 3, mức 4 của tỉnh là: 833/2.067 (đạt 40%), trong đó sdịch vụ công trực tuyến mức 4 là 526/2.067 (đạt 25%); số hồ sơ gửi, nhận trực tuyến là 820 hồ sơ (đạt tỷ lệ 12%); số lượng hồ sơ các đơn vị cập nhật đưa lên hệ thống tại bộ phận một cửa 5.074/6.739 hồ sơ (đạt 75%). Đy mạnh tiếp nhận, trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích lũy kế đến ngày 20/11 là 93.693 hồ sơ. Tuyên truyền TTHC trên ứng dụng Zalo: Tính đến tháng 11/2019, số lượng người quan tâm đến dịch vụ là: 6.782 người, trong đó tỉnh Lào Cai chiếm 64,7%.

Tiếp tục triển khai các CSDL, hệ thống thông tin chuyên ngành: y tế, giáo dục và đào tạo, nông nghiệp, CSDL cán bộ, công chức, viên chức, dân tộc, đất đai, kinh tế - xã hội,...; Các ngành dọc, như: Thuế, kho bạc, bảo hiểm, ngân hàng, hải quan tích cực ứng dụng CNTT; Kho bạc Lào Cai, Điện lực Lào Cai tiếp tục đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến về mua, cấp điện và áp dụng hóa đơn điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, cổng thanh toán trực tuyến để thiết lập các kênh thanh toán đa dạng cho khách hàng.

Triển khai thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, thí điểm dùng tài khoản vin thông thanh toán cho các dịch vụ giá trị nhỏ theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, điện, nước,...

4. Phát triển nhân lực CNTT:

Tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu về quản trị, đảm bảo an toàn thông tin cho đội ngũ chuyên trách CNTT; tập huấn kỹ năng sử dụng phần mềm dùng chung cho lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức các sở, ban, ngành, huyện, thành ph. Đào tạo tập huấn chuẩn kỹ năng CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức và kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ cấp xã. Từng bước nâng cao năng lực đội ngũ chuyên trách, phụ trách CNTT và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

5. Phát triển đô thị thông minh:

Triển khai đề án thí điểm phát triển đô thị thông minh theo Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 09/3/2018 và Kế hoạch số 340/KH-UBND ngày 26/12/2018 của UBND tỉnh Lào Cai về triển khai bước 1 đô thị thông minh:

- Triển khai thí điểm bước 1 Trung tâm điều hành đô thị thông minh, trong đó trang bị một số thiết bị cơ bản, hệ thống giám sát tập trung: 05 màn hình hiển thị 55 inch, 05 máy tính điều khiển, bàn, ghế làm việc và các thiết bị phụ trợ; bước đầu thnghiệm tích hợp giám sát một số dịch vụ: Camera giám sát giao thông, hệ thống giám sát truyền tin cảnh báo cháy, hệ thống tổng hợp thông tin báo chí bảo vệ uy tín lãnh đạo,...

- Bước đầu triển khai một số nhiệm vụ thuộc 5 lĩnh vực hợp phần: (1) Du lịch thông minh, gồm bộ phần mềm du lịch thông minh, hệ thống quản lý lưu trú trực tuyến...; (2) Giáo dục thông minh, gồm CSDL ngành giáo dục, học tập trực tuyến, mô hình lớp học thông minh...; (3) Chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ y tế, gồm hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân; hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh phục vụ công tác khám, chẩn đoán và điều trị; hệ thống thông tin bệnh án điện tử, hệ thống thông tin quản lý bệnh viện,...; (4) Giao thông, an ninh trật tự, gồm hệ thống camera giám sát giao thông trên địa bàn thành phố và thị trấn Sa Pa, tích hợp, kết nối các camera quan sát an ninh trật tự hiện có để phân tích, tạo lập cơ sở dữ liệu chung về giao thông, an ninh trật tự; (5) Môi trường, cảnh báo thiên tai, gồm hệ thống quan trắc khí thải, nước thải tự động tại khu công nghiệp, hệ thống quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường; các trạm đo mưa tự động, các hệ thống quan trắc mực nước, cảnh báo lũ sớm,...

II. Khó khăn, hạn chế:

- Trang thiết bị tại Trung tâm mạng thông tin - Trung tâm dliệu của tỉnh chưa đáp ứng so với nhu cầu phát triển nhanh, mạnh trong giai đoạn hiện nay cho phát trin Chính quyn điện tử, đô thị thông minh, nht là nhu cu vlưu trữ dliệu lớn về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.

[...]