Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 3831/KH-UBND năm 2015 về triển khai chương trình “Cộng đồng chung tay phòng, chống dịch bệnh” giai đoạn 2015 - 2020 do Tỉnh Gia Lai ban hành

Số hiệu 3831/KH-UBND
Ngày ban hành 04/09/2015
Ngày có hiệu lực 04/09/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Kpă Thuyên
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3831/KH-UBND

Gia Lai, ngày 04 tháng 09 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH “CỘNG ĐỒNG CHUNG TAY PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH” GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

A. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

I. Cơ sở pháp lý:

Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21/11/2007; Thông tư số 13/2013/TT-BYT ngày 17/4/2013 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn giám sát bệnh truyền nhiễm; Quyết định số 2958/QĐ-BYT, ngày 16/7/2015 của Bộ Trưởng Bộ Y tế về việc ban hành chương trình '“Cộng đồng chung tay phòng, chống dịch bệnh” giai đoạn 2015 - 2020.

II. Tình hình dịch bệnh truyền nhiễm

1. Tình hình bệnh truyền nhiễm trên thế gii, khu vực

Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới diễn biến hết sức phức tạp, phát sinh nhiều loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới, ngày càng gia tăng với mức độ lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là các bệnh lây truyền từ động vật sang người, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và thiệt hại lớn về kinh tế cho nhiều quốc gia.

Năm 2014, dịch bệnh Ebola đã bùng phát tại các nước Tây Phi, Tổ chức Y tế thế giới đã phải công bố tình trạng khẩn cấp đối vi sức khỏe cộng đồng. Tình hình dịch bệnh MERS-CoV tính đến ngày 08/7/2015, tổng số ca nhiễm MERS-CoV trên thế giới là 1.368 ca, trong đó có 488 ca tử vong tại 26 nước: Ca bệnh tại chỗ (9 nước): Ả Rập Xê Út, Tiểu Vương quốc rập thống nhất (UAE), Qatar, Oman, Jordan, Kuwait, Yemen, Lebanon, Iran; Ca bệnh xâm nhập (17 nước): Anh, Pháp, Tunisia, Italy, Hy Lạp, Ai Cập, Mỹ, Hà Lan, Algeria, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Philippines, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan. Dịch cúm gia cầm lây sang người như cúm A(H1N1), cúm A(H5N1) vẫn tiếp tục ghi nhận các ca bệnh tại một số quốc gia, cúm A (H7N9) phát hiện tại Trung Quốc từ tháng 3/2013 đến nay vẫn chưa khống chế được và nguy cơ lây lan ra một s quc gia khác trong khu vực trong đó có Việt Nam. Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo các chủng vi rút cúm có khả năng biến đổi, tái tổ hp tạo nên các chủng vi rút có độc lực cao gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cộng đồng.

Các bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng vẫn lưu hành tại nhiều quốc gia đặc biệt các quc gia ở châu Á, mỗi năm ghi nhận hàng chục triệu trường hp mc và hàng nghìn trường hp tử vong. Một số bệnh đã có vắc xin phòng bệnh đang có nguy cơ bùng phát trở lại do tỷ lệ tiêm chủng bị giảm sút. Bệnh bại liệt cũng có xu hướng gia tăng, hiện vẫn còn trên 10 nước ghi nhận ca bệnh, Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo “Tình trạng khẩn cấp” tại một snước ở khu vực Nam Á.

2. Tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam

Trong nhng năm gần đây, do chủ động triển khai đồng bộ và hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của các dịch bệnh mới ni nguy hiểm như Ebola, MERS-CoV, dịch hạch, cúm A(H7N9), đến nay Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh nhưng nguy cơ dịch bệnh xâm nhập rất cao.

Các dịch bệnh lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sốt rét, dại, viêm não, than và một số bệnh dịch khác vẫn ghi nhận số mắc và tử vong hàng năm. Dịch cúm A(H5N1) đã khống chế không để lây sang người nhưng vẫn thường xuyên ghi nhận sự bùng phát các dịch trên đàn gia cầm. Bệnh sốt rét diễn biến phức tạp ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên, miền Nam, ghi nhận sự gia tăng ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc, muỗi sốt rét kháng hóa chất, nguy cơ bùng phát dịch tại một số tỉnh trọng điểm.

3. Tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tại tỉnh Gia Lai

Trong nhng năm qua, công tác phòng chống dịch bệnh ở tỉnh đã được triển khai đồng bộ và có hiệu quả. Đã kịp thời ngăn chặn sự xâm nhập các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như cúm A(H5N1), (H7N9) vào địa bàn. Tuy vậy, các bệnh truyn nhiễm gây dịch lưu hành tại địa bàn vẫn không giảm, có xu hướng tăng so với cùng kỳ các năm trước và tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ cao về sự bùng phát dịch bệnh. Các dịch bệnh như: Sốt xuất huyết Dengue, tay chân miệng, viêm màng não do vi rút...đều có xu hướng tăng.

- Trong năm 2014, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận tổng cộng 219 ca mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue, 346 ca mắc bệnh tay chân miệng, 61 ca mắc bệnh viêm não do vi rút. Trong 7 tháng đầu năm 2015, cả tỉnh đã ghi nhận 229 ca sốt xuất huyết Dengue, 201 ca mắc bệnh tay chân miệng, 66 ca viêm não do vi rút, tỉ lệ mắc tăng cao so vi cùng kỳ năm trước.

- Một số dịch bệnh trong nhiều năm qua không ghi nhận ca mắc bệnh nào trên địa bàn, tuy nhiên trong những năm gần đây đã xảy ra trên địa bàn một số huyện, thị như bệnh bạch hầu, thủy đậu, mặc dù chưa gây thành dịch nhưng khả năng bùng phát dịch là rất lớn nếu không có những biện pháp phòng ngừa kịp thời và đúng cách.

- Nhìn chung, tình hình các bệnh truyền nhiễm gây dịch trên địa bàn toàn tỉnh trong nhng năm gần đây vẫn còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ bùng phát dịch trong các năm tới là không nhỏ, một số bệnh truyền nhiễm lưu hành không có chiều hướng giảm mà lại tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: sốt xuất huyết, uốn ván sơ sinh, quai bị, thủy đậu, viêm màng não do vi rút…, nhiu bệnh truyn nhiễm đã được khống chế bằng vaccin nhưng nay lại tái xut hiện trên địa bàn nhiều huyện như bạch hầu, đây có thể là một trong những bệnh nguy hiểm, có khả năng bùng phát dịch trong thời gian tới là rt lớn, nếu ngay từ bây giờ chúng ta không có những biện pháp phòng, chng tích cực.

4. Những khó khăn và tồn tại trong công tác phòng chống dịch

- Tình hình dịch bệnh trên thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ, các dịch bệnh nguy hiểm mới phát sinh, mới nổi có nguy cơ xâm nhập vào địa bàn là rất lớn do giao thương đi lại gia tăng.

- Dịch bệnh diễn biến phức tạp xảy ra ở nhiều tỉnh, thành cả nước, một số bệnh mới nổi do Vi-rút không có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vắc xin dự phòng, các biện pháp phòng chống dịch chủ yếu là các biện pháp không đặc hiệu nên có khả năng lây truyền, bùng phát thành dịch lớn như cúm A (H5N1), Sốt xuất huyết, Tay chân miệng, các dịch bệnh mới nổi nguy hiểm như Ebola, MERS-CoV...

- Gia Lai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, mưa nhiều, điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội và môi trường, thuận lợi cho nhiều loại bệnh truyền nhiễm phát triển.

- Sự biến động về dân cư, đô thị hóa, sự biến chủng của vi sinh vật, đặc biệt là thói quen vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm của một bộ phận người dân chưa được tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều dịch bệnh mới phát sinh, cũng như một số dịch bệnh đã được khống chế nay xuất hiện nguy cơ gây dịch bệnh trở lại.

- Nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, chưa tự giác tham gia thường xuyên các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng.

- Nhận thức và thực hành về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, chủ động phòng chống dịch bệnh của người dân chưa được cao. Một số tập quán, tập tục trong lối sống hằng ngày trong một số đồng bào dân tộc thiu số trên địa bàn chưa được cải thiện, thay đổi một cách triệt để.

- Công tác truyền thông, tuyên truyền chưa được thường xuyên, chỉ tập trung khi có dịch bệnh xảy ra.

- Tập quán chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, giết mổ, mua bán và sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh làm tăng nguy cơ mắc bệnh lây truyền từ động vật sang người và bùng phát thành dịch lớn.

- Ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi đáng báo động do quá trình đô thị hóa nhanh, tập trung dân số đông ở khu vực đô thị, giao lưu đi lại của người dân ngày càng gia tăng, đặc biệt hậu quả của thiên tai, lụt bão có thể làm phát sinh, phát triển dịch bệnh.

[...]