Kế hoạch 3817/KH-UBND năm 2019 về Chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2019-2021

Số hiệu 3817/KH-UBND
Ngày ban hành 22/08/2019
Ngày có hiệu lực 22/08/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Trị
Người ký Hoàng Nam
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3817/KH-UBND

Quảng Trị, ngày 22 tháng 8 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, GIAI ĐOẠN 2019-2021

Thực hiện Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021; Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục;

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2019- 2021, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm nhằm giảm thiu tình trạng bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.

2. Mc tiêu cthể

2.1. Có 100% cơ quan quản lý giáo dục trên địa bàn tỉnh có quy chế phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương về phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các vụ việc bạo lực học đường.

2.2. Có 100% các cơ sở giáo dục:

- Xây dựng, tổ chức thực hiện nghiêm quy chế phối hợp với các cơ quan chức năng về phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các vụ việc bạo lực học đường;

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phòng, chống bạo lực học đường cho cán bộ, nhà giáo và người học;

- Tổ chức các hoạt động giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường; rèn luyện kỹ năng sống cho người học;

- Công khai kế hoạch và các kênh tiếp nhận thông tin về bạo lực học đường; thực hiện các biện pháp can thiệp, hỗ trợ kịp thời khi có người học bị bạo lực học đường;

- Triển khai thực hiện bộ Quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học;

- Không có cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên vi phạm đạo đức nhà giáo;

- Đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; không có bạo lực học đường.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về phòng, chống bạo lực học đường

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, chấp hành pháp luật của người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong các cơ sgiáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi người trong việc phát hiện, thông báo, tố giác và ngăn ngừa hành vi bạo lực học đường;

- Biểu dương, nhân rộng các gương điển hình trong công tác phòng, chống bạo lực hc đường trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông qua các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường.

2. Tích hợp nội dung giáo dục phòng, chống bạo lực học đường vào các hoạt động giáo dục, nội dung chương trình, sách giáo khoa

- Tổ chức thực hiện lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức chấp hành pháp luật của học sinh trong nội dung, chương trình môn học, hoạt động giáo dục của chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Tổ chức thực hiện lồng ghép, tích hợp nội dung, kiến thức về bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường vào kế hoạch giáo dục của các cơ sở giáo dục;

- Giáo dục, trang bị kiến thức, rèn luyện knăng về phòng, chống xâm hại người học; phòng, chống bạo lực học đường; phòng, chống bạo hành trẻ em trên môi trường mạng cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên các sở giáo dục và gia đình người học.

3. Xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện trong cơ sở giáo dục

- Xây dựng và thực hiện có hiệu quả Bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học. Hàng năm, các cơ sở giáo dục có bản cam kết với cơ quan quản lý cấp trên về việc đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và không có bạo lực;

- Triển khai hoạt động tư vấn tâm lý đối với học sinh trong các trường phổ thông;

[...]