Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 377/KH-UBND thực hiện Chương trình số 76-CTr/TU thực hiện Chỉ thị 28-CT/TW tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc do tỉnh Đắk Nông ban hành

Số hiệu 377/KH-UBND
Ngày ban hành 13/06/2024
Ngày có hiệu lực 13/06/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Nông
Người ký Tôn Thị Ngọc Hạnh
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 377/KH-UBND

Đắk Nông, ngày 13 tháng 6 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỐ 76-CTR/TU, NGÀY 13/5/2024 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 28-CT/TW, NGÀY 25/12/2023 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC, GIÁO DỤC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC PHỒN VINH, HẠNH PHÚC

Thực hiện Chương trình số 76-CT/TU, ngày 13/5/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, đơn vị và toàn xã hội trong việc thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của các cấp chính quyền đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển con người, tạo nguồn nhân lực, lực lượng lao động có chất lượng cả về trí và lực phù hợp với sự phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

2. Yêu cầu

- Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội từ tỉnh đến cơ sở triển khai thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị đến toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân; lồng ghép với việc học tập, quán triệt và tổ chức thực hiện Luật Trẻ em.

- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch về công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đảm bảo thiết thực, hiệu quả phù hợp với tình hình thực tiễn; lồng ghép các mục tiêu chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em

- Phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và cả hệ thống chính trị về công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, cụ thể hóa chủ trương của Đảng về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em sát với thực tiễn địa phương, đơn vị. Chỉ đạo triển khai hiệu quả Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em; xây dựng và thực hiện các tiêu chí gia đình, nhà trường, xã hội an toàn, lành mạnh, thân thiện với trẻ em; phát triển hệ thống phúc lợi xã hội cho trẻ em; tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quyền và giải quyết các vấn đề về trẻ em.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu của người đứng đầu, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và tăng cường sự phối hợp chặt chẽ các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, vận động toàn dân tham gia chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em để mọi trẻ em được thụ hưởng các lợi ích tốt nhất của sự phát triển, không còn bất kỳ trẻ em nào bị phân biệt đối xử và đảm bảo trẻ em được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, được lắng nghe, được tôn trọng.

- Các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, các cơ quan, đơn vị cần làm tốt công tác vận động toàn dân tích cực tham gia thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của địa phương về công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

2. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến về nhận thức, hành động đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến mọi người dân để Nhân dân nhận thức rõ tính cấp bách và tầm quan trọng của công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới.

- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các huyện, thành phố đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Phát huy vai trò các cơ quan thông tấn báo chí trong tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật, kiến thức, kỹ năng chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Biểu dương, nhân rộng các phong trào, mô hình, sáng kiến chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

3. Hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em

- Tập trung bố trí nguồn lực cho sự nghiệp chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, trong đó ưu tiên kinh phí đầu tư các công trình trẻ em vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, trẻ em các gia đình chính sách, gia đình nghèo và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Ưu tiên đầu tư cho việc xây dựng điểm vui chơi trẻ em ở cộng đồng và các công trình phúc lợi cho trẻ em ở địa phương.

- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác xã hội hóa, tích cực khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn đầu tư của Nhà nước và các nguồn lực xã hội cho công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; khuyến khích và vận động sự đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân cho các hoạt động và công trình dành cho trẻ em.

- Tăng cường tổ chức thực hiện các hoạt động dành cho trẻ em như: Tháng hành động vì trẻ em, Ngày Quốc tế thiếu nhi, Tết Trung thu, ngày toàn dân đưa trẻ đến trường và Diễn đàn trẻ em các cấp.

4. Nâng cao năng lực và chất lượng quản lý nhà nước về công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em

- Nâng cao hiệu quả sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ban, ngành, các tổ chức, cơ quan, đơn vị các cấp trong các hoạt động nhằm thúc đẩy thực hiện có hiệu quả các mục tiêu chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

- Thực hiện tốt các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu trong các chương trình, kế hoạch về công tác trẻ em của tỉnh như: Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030; Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045; Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030; Chương trình can thiệp giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi đến năm 2030; Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Chương trình chăm sóc sức khoẻ tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi giai đoạn 2023-2030 và các chương trình, kế hoạch khác có liên quan đến trẻ em; tiếp tục cập nhật dữ liệu về trẻ em liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đảm bảo bố trí ổn định đội ngũ công chức chuyên trách về công tác trẻ em từ tỉnh đến cơ sở.

- Nâng cao năng lực, đạo đức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em, cộng tác viên làm công tác trẻ em ở cộng đồng dân cư.

5. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường và xã hội trong tổ chức triển khai nhiệm vụ, giải pháp gắn với công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết

- Tăng cường sự phối hợp, nêu cao trách nhiệm giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, chuẩn bị cho trẻ em sống có trách nhiệm, thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường, cộng đồng, xã hội, quê hương đất nước phù hợp với lứa tuổi. Đẩy mạnh bảo vệ trẻ em trước thông tin không có lợi trên không gian mạng và xã hội, những vấn đề ảnh hưởng đến phát triển toàn diện, không để trẻ em làm công việc ảnh hưởng đến học tập, sức khỏe, phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần, phát triển hệ thống tư pháp thân thiện và bảo vệ trẻ em. Phát triển các sản phẩm văn hóa, văn học - nghệ thuật, giáo dục lành mạnh, phù hợp, có chất lượng dành cho trẻ em.

[...]