Kế hoạch 369/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên địa bàn Thủ đô giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 369/KH-UBND
Ngày ban hành 17/12/2024
Ngày có hiệu lực 17/12/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Lê Hồng Sơn
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 369/KH-UBND

Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN PCCC VÀ CNCH TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Đề án nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) trên địa bàn Thủ đô giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (ban hành kèm theo Quyết định số 4702/QĐ-UBND ngày 06/9/2024 của UBND Thành phố - sau đây viết tắt là Đề án); UBND Thành phố ban hành kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án 4702 với quyết tâm chính trị cao, xuyên suốt từ cấp Thành phố tới cơ sở; tích cực, chủ động tổ chức triển khai, phân công nhiệm vụ thực hiện 05 nhóm giải pháp - 13 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, 05 nhiệm vụ định kỳ, thường xuyên và 35 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm (phụ lục 2 Đề án 4702) đảm bảo thiết thực, hiệu quả.

2. Xác định việc triển khai thực hiện Đề án 4702 tiếp tục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương trên cơ sở huy động sự tham gia tích cực của toàn dân, sức mạnh của cả hệ thống chính trị. Việc triển khai phải có trọng tâm, trọng điểm; dễ làm trước, khó làm sau, từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp, góp phần nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn PCCC và CNCH trên địa bàn Thủ đô, giảm thiểu tối đa nguy cơ cháy, nổ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra.

3. Quá trình triển khai phải thực hiện một cách bài bản, đúng quy định, thực chất, hiệu quả, tránh đầu tư dàn trải, chồng chéo, lãng phí, đặc biệt là tránh hình thức; đảm bảo mục tiêu phát triển, đảm bảo an toàn PCCC, CNCH, phù hợp với yêu cầu thực tế, đặc thù, đặc điểm tại địa phương. Bám sát và triển khai thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch, văn bản chỉ đạo về công tác PCCC và CNCH, trọng tâm là Quyết định số 819/QĐ-TTg ngày 07/7/2023 về quy hoạch hạ tầng phòng cháy, chữa cháy thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 203/QĐ-TTg ngày 28/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch thực hiện quy hoạch hạ tầng phòng cháy, chữa cháy thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

4. Thủ trưởng các đơn vị, người đứng đầu các cấp, các ngành, các đơn vị phải nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện nội dung, nhiệm vụ được giao tại Đề án 4702; xác định rõ những nội dung nhiệm vụ thường xuyên, những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá, cấp bách để phân bổ nguồn lực và phân công thực hiện đảm bảo yêu cầu về tiến độ theo quy định; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Thành phố về chất lượng, hiệu quả, tiến độ thực hiện.

II. NỘI DUNG NHIỆM VỤ VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá

1.1. Tăng cường sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, các cấp, ngành, địa phương từ cấp Thành phố đến cấp cơ sở trong công tác PCCC và CNCH

- Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác PCCC và CNCH ở địa phương, đơn vị mình; xác định PCCC và CNCH là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Chủ động xây dựng các phương án phòng ngừa và xử lý các tình huống nếu xảy ra cháy, nổ, sự cố, tai nạn, bảo đảm nhanh, kịp thời, hiệu quả theo phương châm 4 tại chỗ. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp... phải chịu trách nhiệm trước hết về bảo đảm an toàn, cháy nổ và cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi lãnh đạo, quản lý của mình.

- Tiếp tục tập trung thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã được nêu tại Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015, Kết luận số 02-KL/TW ngày 18/5/2021 của Ban Bí thư, Nghị quyết số 99/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội, Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 11/5/2020, Quyết định số 1492/QĐ- TTg ngày 10/9/2021, Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật về công tác PCCC và CNCH nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu sót.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các Sở, ban, ngành trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác này; định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá, kiểm điểm kết quả thực hiện. Người đứng đầu các đơn vị chịu trách nhiệm toàn diện trong việc chỉ đạo đơn vị thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ, giải pháp đã được phân công theo Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 20/9/2023 của Thành ủy Hà Nội về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tình hình mới, Nghị quyết số 26/NQ-HĐND ngày 22/9/2023 của HĐND Thành phố về các biện pháp tăng cường công tác PCCC và CNCH trên địa bàn thành phố Hà Nội và các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm theo Đề án (phụ lục 02 ban hành kèm theo Đề án); đảm bảo đẩy mạnh xã hội hóa việc thực hiện trách nhiệm, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác PCCC và CNCH theo quy định.

Đối với các nhiệm vụ nêu trên: Giao người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp, các đơn vị thuộc UBND Thành phố đưa nội dung lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác PCCC và CNCH vào Nghị quyết, các văn bản chỉ đạo của cấp ủy; chịu trách nhiệm việc thực hiện các nội dung về công tác PCCC và CNCH theo chức năng, nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn PCCC, CNCH trụ sở cơ quan, đơn vị do mình quản lý. Đối với các đơn vị có công trình trụ sở làm việc chưa đảm bảo các yêu cầu về PCCC (nhất là nhóm công trình theo Nghị quyết số 05/2022/NQ-HĐND, Kế hoạch số 151/KH-UBND) thì phải khẩn trương tổ chức khắc phục ngay theo quy định.

- UBND cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn chủ động nghiên cứu tình hình thực tiễn về công tác PCCC trên địa bàn; chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC; xử lý, đề xuất xử lý các hành vi vi phạm quy định về PCCC, đất đai, xây dựng, kinh doanh không phép... theo quy định (đặc biệt chú trọng xử lý dứt điểm tình hình vi phạm về PCCC tại những loại hình cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản như chung cư mini, nhà trọ, nhà trẻ, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh); hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về PCCC và CNCH cho nhân dân, xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC và CNCH; chủ động về ngân sách để đầu tư cho hoạt động PCCC và CNCH; trang bị phương tiện PCCC và CNCH; bảo đảm điều kiện về thông tin báo cháy, đường giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy; quy hoạch địa điểm, đề xuất cấp đất và xây dựng doanh trại cho các Tổ, Đội Cảnh sát PCCC và CNCH trên địa bàn; chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy, tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy trên địa bàn theo quy định; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện của UBND cấp xã và các đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ về PCCC và CNCH.

Giao UBND quận, huyện, thị xã chủ động thực hiện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được phân công; giao Công an Thành phố phối hợp, hướng dẫn thực hiện.

- UBND cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, chủ động nghiên cứu tình hình thực tiễn về công tác PCCC trên địa bàn; chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC; kiểm tra an toàn PCCC đối với khu dân cư, hộ gia đình, hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh và các cơ sở thuộc phạm vi quản lý; xử lý, đề xuất xử lý các hành vi vi phạm quy định về PCCC theo quy định (đặc biệt chú trọng xử lý dứt điểm tình hình vi phạm về PCCC tại những loại hình cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản như chung cư mini, nhà trọ, nhà trẻ, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh); hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về PCCC và CNCH cho nhân dân, xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC và CNCH; tổ chức quản lý đội dân phòng tại các thôn; chủ động về ngân sách để đầu tư cho hoạt động PCCC và CNCH; trang bị phương tiện PCCC và CNCH; chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy, tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy trên địa bàn theo quy định.

Giao UBND quận, huyện, thị xã chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện; giao Công an Thành phố chỉ đạo chỉ đạo các bộ phận chức năng phối hợp thực hiện.

* Đề nghị Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân trên địa bàn Thành phố tăng cường, phát huy vai trò giám sát việc thực hiện công tác PCCC và CNCH của các đơn vị.

1.2. Làm tốt công tác quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng. Tập trung giải quyết dứt điểm những tồn tại liên quan PCCC và CNCH tại các khu dân cư và của các công trình vi phạm

1.2.1. Đối với các khu dân cư

a) Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, kỹ năng về PCCC và CNCH cho hộ gia đình, hộ gia đình kết hợp sản xuất kinh doanh cũng như các cơ sở trên địa bàn về biện pháp thoát nạn, phòng ngừa cháy, nổ, loại trừ những nguy cơ dẫn đến cháy, nổ, sự cố, tai nạn gây chết người; tuyên truyền, vận động 100% hộ gia đình, hộ gia đình kết hợp kinh doanh, sản xuất có từ 2 tầng trở lên chưa có lối thoát nạn thứ 2 tự mở lối thoát nạn thứ 2[1], 100% hộ gia đình tự trang bị bình chữa cháy xách tay, dụng cụ, phương tiện chữa cháy, cứu nạn; vận động các cá nhân trên địa bàn tích cực tham gia đội dân phòng để đảm bảo thực chất, hiệu quả, đáp ứng phương châm “4 tại chỗ”. Tiếp tục rà soát đầu tư xây dựng và duy trì các mô hình đảm bảo an toàn PCCC trên địa bàn như “khu dân cư an toàn PCCC”, “Tổ liên gia an toàn PCCC”, “điểm chữa cháy công cộng”, “hỗ trợ đầu tư phương tiện PCCC (như bình chữa cháy, thiết bị báo cháy cục bộ) cho các gia đình thuộc diện hộ nghèo”...

Giao UBND quận, huyện, thị xã, Công an Thành phố tổ chức thực hiện theo phạm vi, chức năng nhiệm vụ. Đối với nhiệm vụ tuyên truyền, vận động 100% nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh từ 2 tầng trở lên chưa có lối thoát nạn thứ 2 tự mở lối thoát nạn thứ 2; 100% hộ gia đình phải đã tự trang bị bình chữa cháy xách tay, dụng cụ, phương tiện chữa cháy, cứu nạn - thời hạn thực hiện: Hoàn thành xong trong năm 2024 - theo chỉ đạo của Bộ Công an và UBND Thành phố.

b) Tuyên truyền, vận động nhà ở riêng lẻ, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh trang bị hệ thống báo cháy tự động, thiết bị báo cháy cục bộ:

Giao UBND quận, huyện, thị xã chủ trì, Công an Thành phố phối hợp, tham mưu, hướng dẫn tổ chức thực hiện đảm bảo chỉ tiêu, tiến độ như sau:

- Từ nay đến 15/12/2025:

+ Tổ chức rà soát, lên danh sách và phương án tổ chức triển khai; báo cáo kết quả về UBND Thành phố trước ngày 15/3/2025.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ