Kế hoạch 122/KH-UBND năm 2024 triển khai thí điểm Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Số hiệu 122/KH-UBND
Ngày ban hành 22/04/2024
Ngày có hiệu lực 22/04/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Trần Sỹ Thanh
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 122/KH-UBND

Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM ỨNG DỤNG QUẢN LÝ, CẢNH BÁO CHÁY GẮN VỚI XÁC THỰC ĐỊNH DANH SỐ NHÀ VÀ DỮ LIỆU DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Thực hiện Công điện số 796/CĐ-TTg ngày 13/9/2023 của Thủ tướng Chính phủ; Kết luận của đồng chí Bộ trưởng Bộ Công An, Tổ trưởng Tổ công tác Đề án 06 Chính phủ tại cuộc họp ngày 15/4/2024 giao “UBND thành phố Hà Nội thực hiện triển khai thí điểm Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội”; Kế hoạch số 234/KH-UBND ngày 15/9/2023 của UBND thành phố Hà Nội về việc tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ. Để tiếp nhận, cập nhật, theo dõi tình hình, tiến độ, kết quả kiểm tra xử lý và chấp hành pháp luật về PCCC.

UBND Thành phố ban hành kế hoạch triển khai thí điểm Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội, (sau đây gọi tắt là ứng dụng), cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Phục vụ công tác quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu nạn cứu hộ (CNCH): Quản lý dữ liệu về công tác PCCC và CNCH trên toàn địa bàn Thành phố, từng địa bàn quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn và đối với từng lĩnh vực, loại hình cơ sở; quản lý dữ liệu về điều kiện an toàn PCCC và CNCH đối với từng cơ sở; truy xuất thông tin phục vụ công tác định hướng, dự báo tình hình, phân tích đánh giá và thống kê, báo cáo khi cần thiết.

2. Phục vụ công tác chữa cháy: Xây dựng phương án chữa cháy, thoát nạn đối với từng nhà dân, cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC; theo dõi giao thông, nguồn nước, trụ nước chữa cháy, phương tiện cần huy động, điểm chữa cháy công cộng, tổ liên gia an toàn PCCC.

3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác quản lý dữ liệu về PCCC đảm bảo khai thác kịp thời nhanh chóng, theo dõi số liệu thường xuyên hằng ngày, đánh giá tình hình công tác PCCC từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục các tồn tại, vi phạm về PCCC, triển khai thực hiện hiệu quả các văn bản chỉ đạo của cấp trên.

4. Các cơ quan, đơn vị chức năng, người dân và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội có công cụ để cập nhật, quản lý cơ sở dữ liệu, theo dõi việc chấp hành quy định pháp luật về PCCC, hỗ trợ hoạt động chữa cháy và cứu nạn, cứu bộ trên địa bàn Thành phố nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách trước mắt cũng như lâu dài.

5. Các thông tin, dữ liệu trong ứng dụng yêu cầu phải được cập nhật đầy đủ, thường xuyên, chính xác như: thông tin cấp phép xây dựng, thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC, hồ sơ quản lý theo dõi hoạt động PCCC, các điều kiện an toàn về PCCC, tình hình cháy, nổ, xử lý vi phạm về PCCC nhằm đảm bảo phục vụ hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành của các cấp chính quyền Thành phố.

6. Ứng dụng cần đảm bảo hoạt động thông suốt, hiệu quả và an toàn, an ninh thông tin theo quy định; lấy trải nghiệm của người dùng làm thước đo để tiếp tục tối ưu hóa, cải thiện và nâng cấp ứng dụng.

7. Việc triển khai thí điểm thành công là cơ sở để xác định giải pháp kỹ thuật, công nghệ, chi phí để tiến hành các thủ tục đầu tư, thuê dịch vụ công nghệ thông tin theo quy định.

8. Các cấp, các ngành và địa phương phải nỗ lực, phấn đấu hoàn thành tất cả các mục tiêu, chỉ tiêu được giao trong Kế hoạch.

II. CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU

1. 100% cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về hoạt động PCCC&CNCH sử dụng thành thạo Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư.

2. Tối thiểu 70% dân số trên địa bàn được lựa chọn thí điểm biết ứng dụng quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy chữa cháy Thành phố.

3. Tối thiểu 80% các thông báo về sự cố về PCCC&CNCH của người dân, doanh nghiệp được gửi, tiếp nhận và xử lý theo quy trình điện tử trên Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư.

III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM

1. Phạm vi thí điểm: Đối với 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố.

2. Đối tượng nhập liệu, truy xuất:

a) Giai đoạn 1 (từ ngày 25/4/2024 đến 30/6/2024): Thực hiện đối với cơ sở chung cư mini (nhà ở nhiều căn hộ), nhà trọ trên địa bàn Thành phố; nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh thuộc Phụ lục I Nghị định 136/2020/NĐ-CP; tiếp tục Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư.

b) Giai đoạn 2 (từ ngày 01/7/2024 đến 30/9/2024): Thực hiện đối với cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC trên địa bàn Thành phố; thực hiện thí điểm Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư.

3. Thực hiện nhập liệu, truy xuất:

(1) Thực hiện nhập liệu:

- Cán bộ được giao nhập liệu thuộc UBND cấp xã (Công an cấp xã).

- Cán bộ được giao nhập liệu thuộc Công an cấp huyện (Đội Cảnh sát PCCC và CNCH).

- Cán bộ được giao nhập liệu thuộc Công an Thành phố (Phòng PC07).

 (2) Thực hiện truy xuất: Việc truy xuất thông tin dữ liệu phục vụ tra cứu, báo cáo, tổng hợp số liệu sẽ được phân quyền cụ thể cho từng đơn vị trên ứng dụng.

[...]