Kế hoạch 36/KH-UBND về thả bổ sung cá giống các thủy vực năm 2020 do tỉnh Sơn La ban hành
Số hiệu | 36/KH-UBND |
Ngày ban hành | 07/02/2020 |
Ngày có hiệu lực | 07/02/2020 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Sơn La |
Người ký | Lò Minh Hùng |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/KH-UBND |
Sơn La, ngày 07 tháng 02 năm 2020 |
KẾ HOẠCH
THẢ BỔ SUNG CÁ GIỐNG CÁC THỦY VỰC NĂM 2020
Căn cứ Công văn số 9290/BNN-TCTS ngày 12/12/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về tăng cường công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Căn cứ Nghị quyết số 34-NQ/TU ngày 14/7/2015 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La về nuôi trồng và phát triển nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2015 - 2020; Nghị quyết số 14-NQ/HĐND ngày 04/8/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La về thông qua đề án khai thác tiềm năng vùng lòng hồ các thủy điện trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 20/01/2020 về Tăng cường công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Kế hoạch thả bổ sung cá giống các thủy vực năm 2020 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Bổ sung nguồn lợi một số giống, loài thủy sản bản địa, đặc biệt các giống/loài thủy sản quý hiếm có giá trị khoa học và kinh tế, đang bị suy giảm, góp phần thiết thực tái tạo và phục hồi nguồn lợi, đa dạng hóa các giống, loài thủy sản trong các vùng nước tự nhiên của tỉnh, trọng tâm tại các hồ thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sơn La.
- Nâng cao nhận thức, hành động trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản của cộng đồng; xác định vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và người dân trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; giữ cân bằng hệ sinh thái, góp phần ổn định sản xuất, cải thiện đời sống cho nhân dân sống tại các vùng lòng hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh.
- Tuyên truyền phổ biến về Luật Thủy sản 2017, các quy định về quản lý khai thác, xử lý vi phạm trong khai thác thủy sản bằng thuốc nổ, xung điện, hóa chất độc hại hủy diệt nguồn lợi thủy sản. Từng bước xã hội hóa công tác bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Tuyên truyền rộng rãi ý nghĩa, tầm quan trọng công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tránh lãng phí, có sự tham gia của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, nuôi trồng và khai thác thủy sản trên địa bàn.
- Ưu tiên lựa chọn các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, quý hiếm để thả. Các đối tượng cá thả phải đảm bảo tiêu chuẩn kích cỡ phù hợp, khỏe mạnh, sạch bệnh, tỷ lệ sống đạt cao và có khả năng thích nghi tốt với môi trường, cơ cấu giống/loài thủy sản thả phải trong danh mục được phép nhân nuôi theo quy định.
- Lựa chọn địa điểm thả thuận lợi cho đông đảo nhân dân và chính quyền, đoàn thể từ huyện đến cơ sở xã, bản đến tham quan và chọn những vị trí môi trường vùng nước không bị ô nhiễm để thả đảm bảo tỷ lệ sống cao nhất.
II. NỘI DUNG
1. Công tác tuyên truyền
Tuyên truyền phổ biến tóm tắt một số nội dung liên quan về công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và tái tạo nguồn lợi thủy sản của Luật Thủy sản 2017, Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản; Nghị định 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; Thông tư 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 hướng dẫn về Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, Chỉ thị 01/1998/CT-TTg ngày 02 tháng 1 năm 1998 và Chỉ thị 19/2014/CT-TTg ngày 30 tháng 07 năm 2014 về cấm sử dụng chất nổ, xung điện hóa chất độc hại để khai thác thủy sản và các văn bản khác liên quan.
2. Tổ chức thả cá thuộc Chương trình UBND tỉnh
2.1. Tổ chức lễ thả cá:
Thành phần: Đại diện lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo một số Sở, Ban ngành liên quan, cơ quan truyền thông, lãnh đạo huyện (sở tại), lãnh đạo các xã trên địa bàn và 25 - 30 các hộ gia đình có tham gia đánh bắt, khai thác, nuôi trồng thủy sản trên khu vực đến dự để chứng kiến và tuyên truyền.
2.2. Địa điểm: Khu vực Cầu Pá Uôn xã Mường Giàng huyện Quỳnh Nhai; Cảng nước nghiêng thị trấn Ít Ong huyện Mường La; bến Vạn Yên xã Tân Phong huyện Phù Yên.
2.3. Thời gian thực hiện: Quý II năm 2020.
2.4. Đối tượng thả, kích cỡ cá, trọng lượng, số lượng (Số lượng, khối lượng ước tính).
STT |
Tên loài |
Kích cỡ (cm/con) |
Trọng lượng (gam/con) |
Kế hoạch thực hiện số lượng (con) |
Kế hoạch thực hiện khối lượng (kg) |
1 |
Cá Mè Trắng |
14 - 16 |
40 - 45 |
140.000 |
5.800 |
2 |
Cá Trôi Mrigan |
12- 14 |
30 - 35 |
50.000 |
1.600 |
3 |
Cá Chép Việt |
10 - 12 |
35 - 40 |
50.000 |
1.800 |
4 |
Cá Lăng Chấm |
12- 15 |
30 - 35 |
5.000 |
180 |
|
Tổng |
|
245.000 |
9.380 |
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Tổng kinh phí thực hiện: 986.000.000 đồng (Chín trăm tám mươi sáu triệu đồng chẵn).
2. Nguồn kinh phí: Nguồn ngân giao tại Quyết định số 2999/QĐ-UBND ngày 06/12/2019 của UBND tỉnh Sơn La về việc giao dự toán thu, chi ngân sách năm 2020.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn