Kế hoạch 36/KH-UBND năm 2017 thực hiện “Chiến lược và Quy hoạch phát triển Điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” tỉnh Thái Bình

Số hiệu 36/KH-UBND
Ngày ban hành 22/06/2017
Ngày có hiệu lực 22/06/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Nguyễn Thị Lĩnh
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36/KH -UBND

Thái Bình, ngày 22 tháng 6 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN “CHIẾN LƯỢC VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN ẢNH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030” TỈNH THÁI BÌNH

Thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 2156/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 phê duyệt “Chiến lược phát triển Điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Quyết định số 199/QĐ-TTg ngày 25/01/2014 phê duyệt “Quy hoạch phát triển Điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 phê duyệt Đán “Quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn 2012 - 2020”; Quyết định số 3181/QĐ- BVHTTDL ngày 30/9/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch thực hiện “Chiến lược và Quy hoạch phát triển Điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện “Chiến lược và Quy hoạch phát triển Điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” tỉnh Thái Bình (sau đây gọi tắt là Kế hoạch), như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Thực hiện thành công định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ tại Quyết định số 3181/QĐ-BVHTTDL ngày 30/9/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch thực hiện “Chiến lược và Quy hoạch phát triển Điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

- Xác định rõ nhiệm vụ cụ thể đối với từng hoạt động để triển khai, thực hiện Kế hoạch “Chiến lược và Quy hoạch phát triển Điện ảnh”; thời gian hoàn thành, trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành, địa phương có liên quan trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch.

2. Yêu cầu:

- Triển khai, thực hiện đảm bảo chất lượng, kịp thời các mục tiêu, nhiệm vụ tại Kế hoạch thực hiện chiến lược và quy hoạch phát triển Điện ảnh của tỉnh.

- Hoạt động Điện ảnh phải xuất phát từ yêu cầu và phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh, của ngành và của các địa phương, cơ sở.

- Các nhiệm vụ, giải pháp, chính sách đề ra trong kế hoạch phải đảm bảo tính khả thi, có sự liên kết, phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau, cùng hướng tới mục tiêu của Chiến lược và Quy hoạch.

- Đề cao trách nhiệm của ngành chủ quản, các cấp, các ngành, địa phương, đồng thời đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả giữa Sở Văn hóa Ththao và Du lịch với các cấp, các ngành trong tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát:

- Thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển Điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xây dựng Trung tâm Điện ảnh Thái Bình thành Trung tâm phát triển toàn diện trong hệ thống phát hành, phổ biến phim; có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện đồng bộ theo hướng công nghiệp hiện đại đhội nhập quốc tế; phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật Điện ảnh ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng nn Điện nh Việt Nam tiên tiến, đm đà bản sắc dân tộc theo tinh thần Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI).

- Lập quy hoạch phát triển điện ảnh trên địa bàn tỉnh, ưu tiên thực hiện dự án xây dựng cụm rạp chiếu phim loại I tại thành phố Thái Bình; từng bước đầu tư, nâng cấp, xây mi rạp chiếu phim, cụm rạp chiếu phim chất lượng cao, hiện đại tại các khu đô thị, trung tâm thương mại, các trung tâm kinh tế - chính trị, văn hóa của tỉnh.

- Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động Điện ảnh, khuyến khích các nguồn lực xã hội đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật.

2. Mục tiêu cụ thể:

2.1. Sản xuất phim

Đến năm 2030: Hợp tác, liên doanh, liên kết sản xuất từ 1-2 phim truyện/năm (phim sản xuất từ nguồn kinh phí xã hội hóa); 3-5 phim/năm cho thloại phim tài liệu - khoa học, văn hóa, lịch sử, du lịch (phim sản xuất theo đơn đặt hàng của tỉnh hoặc kinh phí từ nguồn xã hội hóa).

2.2. Hoạt động phổ biến phim

a) Đến năm 2020:

- Công tác chiếu phim lưu động:

+ Số buổi chiếu đạt: 360 buổi/năm (bình quân mỗi xã, phường, thị trn đạt 0,8 buổi chiếu/năm).

+ Số lượt người xem: 250 - 300 người xem/buổi chiếu.

+ Tỷ lệ chiếu phim truyện Việt Nam, phim tài liệu khoa học lịch sử tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị cho các tổ chức chính trị, các đoàn thể, học sinh, sinh viên các trường học đạt 100% số buổi chiếu lưu động.

- Chiếu phim tại rạp:

+ Số buổi chiếu đạt: 900 buổi/năm (50% buổi chiếu tại cơ sở công lập, 50% buổi chiếu tại các cơ sở xã hội hóa).

[...]