Kế hoạch 3578/KH-UBND năm 2023 thực hiện 02 Dịch vụ công liên thông: “Đăng ký khai sinh - Đăng ký thường trú - Cấp Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng, hỗ trợ chi phí mai táng phí” trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Số hiệu 3578/KH-UBND
Ngày ban hành 26/08/2023
Ngày có hiệu lực 26/08/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Trần Quốc Nam
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Quyền dân sự

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3578/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 26 tháng 8 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN 02 DỊCH VỤ CÔNG LIÊN THÔNG “ĐĂNG KÝ KHAI SINH - ĐĂNG KÝ THƯỜNG TRÚ - CẤP THẺ BẢO HIỂM Y TẾ CHO TRẺ EM DƯỚI 6 TUỔI VÀ ĐĂNG KÝ KHAI TỬ - XÓA ĐĂNG KÝ THƯỜNG TRÚ - TRỢ CẤP MAI TÁNG, HỖ TRỢ CHI PHÍ MAI TÁNG PHÍ” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 08/7/2023 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2023 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương; Công văn số 2084/VPCP-KSTT ngày 30/3/2023 của Văn phòng Chính phủ về thực hiện quy trình liên thông điện tử đối với 02 thủ tục hành chính thiết yếu tại Đề án 06/CP,

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện 02 Dịch vụ công liên thông: “Đăng ký khai sinh - Đăng ký thường trú - Cấp Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng, hỗ trợ chi phí mai táng phí” (sau đây gọi tắt là 02 dịch vụ công liên thông) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Triển khai đồng bộ 02 nhóm thủ tục hành chính (TTHC) liên thông, đảm bảo thống nhất, hiệu quả phục vụ triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (viết tắt là Đề án 06/CP) trên địa bàn tỉnh. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, giảm bớt TTHC, khắc phục tình trạng sai lệch thông tin, làm giả hồ sơ, đơn giản hóa TTHC, giảm thời gian giải quyết,..., tạo điều kiện thuận lợi cho công dân. Kịp thời phát hiện, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.

2. Quá trình triển khai thực hiện các cơ quan, đơn vị phải thường xuyên phối hợp chặt chẽ với nhau, bảo đảm việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC, xử lý khi có sự cố xảy ra, trả kết quả cho công dân đúng thời gian quy định. Hồ sơ TTHC phải bảo đảm thực hiện đúng theo quy trình, quy định của pháp luật; cán bộ, công chức,… thực hiện tiếp nhận, giải quyết hồ sơ 02 dịch vụ công liên thông phải nắm vững các quy trình, quy định của pháp luật về 02 dịch vụ công liên thông.

II. NỘI DUNG

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về 02 dịch vụ công liên thông để nhân dân biết, thực hiện. Hướng dẫn, vận động người dân lựa chọn nộp hồ sơ trực tuyến từ Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp xã để được hỗ trợ thực hiện các thủ tục đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện; triển khai thực hiện thống nhất, đồng bộ các thủ tục thuộc 02 nhóm TTHC liên thông.

2. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp thực hiện giải quyết hồ sơ (Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã, Công an, Y tế, Bảo hiểm xã hội) sử dụng thành thạo, quản trị phần mềm 02 dịch vụ công liên thông.

3. Triển khai thực hiện nghiêm túc quy trình hướng dẫn theo Phụ lục I, II và sơ đồ quy trình kèm theo Công văn số 2084/VPCP-KSTT ngày 30/3/2023 của Văn phòng Chính phủ về việc thực hiện quy trình liên thông điện tử đối với 02 nhóm TTHC liên thông (Công văn số 2084/VPCP-KSTT ngày 30/3/2023 gửi kèm theo Kế hoạch này).

III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã:

a) Chuẩn bị các điều kiện về nhân sự, trang thiết bị làm việc, hạ tầng công nghệ thông tin cần thiết, bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, đường truyền,... để thực hiện kết nối Cổng dịch vụ công tỉnh, Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh với phần mềm dịch vụ công liên thông, phần mềm nghiệp vụ chuyên ngành của các bộ, ngành nhằm giải quyết TTHC liên thông có hiệu quả.

b) Đẩy mạnh công tác truyền thông, hướng dẫn thực hiện TTHC của các nhóm TTHC liên thông để người dân hiểu được ý nghĩa, lợi ích, qua đó tăng số lượng hồ sơ TTHC được thực hiện qua phần mềm dịch vụ công liên thông.

c) Hoàn thiện phần mềm nghiệp vụ chuyên ngành của cơ quan, đơn vị mình bảo đảm thực hiện thông suốt, thuận tiện trong quá trình triển khai.

d) Các đơn vị tham gia, giải quyết 02 nhóm TTHC liên thông báo cáo tình hình triển khai, những khó khăn vướng mắc, đề xuất, kiến nghị trong báo cáo định kỳ hàng tháng thực hiện Đề án 06/CP.

đ) UBND cấp huyện, cấp xã căn cứ hướng dẫn quy trình liên thông điện tử đối với 02 nhóm TTHC liên thông tại Phụ lục I, II và sơ đồ quy trình kèm theo Công văn số 2084/VPCP-KSTT để triển khai thực hiện có hiệu quả; bố trí cán bộ, công chức,… cấp xã có đủ năng lực để tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo đúng quy trình giải quyết hồ sơ TTHC, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

2. Công an tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

a) Phổ biến nội dung quy trình, tập huấn, hướng dẫn cán bộ, công chức,… trực tiếp thực hiện giải quyết TTHC, tiếp nhận hồ sơ giải quyết đúng đối tượng, điều kiện theo hướng dẫn tại Phụ lục I, II và sơ đồ quy trình của Công văn 2084/VPCP- KSTT. Căn cứ hướng dẫn của các Bộ, ngành chủ quản chỉ đạo việc tổ chức triển khai thực hiện quy trình trong ngành, lĩnh vực, đơn vị phụ trách.

b) Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các đơn vị trong quá trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC liên thông, nhất là các hồ sơ quá hạn.

c) Chủ động tổ chức tập huấn các phần mềm chuyên ngành cho cán bộ, công chức,… thuộc các Sở, ban, ngành liên quan và UBND cấp huyện/cấp xã triển khai thực hiện có hiệu quả 02 dịch vụ công liên thông. Thời gian hoàn thành trong tháng 9/2023.

d) Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, cần chủ động liên hệ với các Bộ, ngành Trung ương có liên quan để phối hợp giải quyết; thực hiện báo cáo tình hình triển khai, khó khăn, vướng mắc trong báo cáo định kỳ hàng tháng về thực hiện Đề án 06/CP.

đ) Phân công cán bộ, công chức,… thường trực để hướng dẫn quy trình, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức,… cơ sở trực tiếp giải quyết hồ sơ và xử lý khi có sự cố xảy ra trong suốt quá trình triển khai.

3. Văn phòng UBND tỉnh:

Phối hợp với Công an tỉnh tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, đồng thời theo dõi, đôn đốc các Sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện/cấp xã triển khai thực hiện 02 dịch vụ công liên thông trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương đảm bảo kịp thời, hiệu quả.

4. Công an tỉnh

a) Hướng dẫn, chỉ đạo lực lượng Công an, nhất là công an cấp xã thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, đúng thời gian và quy trình quy định về việc đăng ký thường trú, xóa đăng ký thường trú.

[...]