Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 355/KH-UBND năm 2017 thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2018 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Số hiệu 355/KH-UBND
Ngày ban hành 29/12/2017
Ngày có hiệu lực 29/12/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tiền Giang
Người ký Trần Thanh Đức
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 355/KH-UBND

Tiền Giang, ngày 29 tháng 12 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2018 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG

Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 133/QĐ-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước của tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2011 - 2020; Kế hoạch số 87/KH-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang,

Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2018 trên địa bàn tỉnh với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung:

- Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ cải cách hành chính của tỉnh trong giai đoạn 2016 - 2020, trong đó tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính: Cải cách thể chế, tổ chức bộ máy và thủ tục hành chính; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công và hiện đại hóa hành chính nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công;

- Tăng cường vai trò trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, các đơn vị sự nghiệp công trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính. Nâng cao chất lượng, hiệu quả của cải cách hành chính để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2018.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Mức độ hoàn thành kế hoạch cải cách hành chính năm 2018 của tỉnh đạt 100%; số lượng và nội dung báo cáo cải cách hành chính của tỉnh đảm bảo đầy đủ và gửi đúng thời gian theo quy định của Bộ Nội vụ; tổ chức kiểm tra công tác cải cách hành chính đạt trên 30% số cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong năm;

- Đảm bảo 100% văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh được xây dựng, ban hành đúng trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật;

- Rà soát, chuẩn hóa các thủ tục hành chính thuộc phạm vi, thẩm quyền giải quyết của sở, ban, ngành, địa phương, đảm bảo 100% thủ tục hành chính được chuẩn hóa, kịp thời công bố, công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và niêm yết đúng theo quy định;

- Đảm bảo tuân thủ các quy định của Chính phủ về tổ chức bộ máy; tổ chức kiểm tra tình hình tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện trên 30% số cơ quan, đơn vị; đảm bảo 100% các vấn đề phát hiện qua kiểm tra được xử lý hoặc kiến nghị xử lý;

- Thực hiện đúng (100%) cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức theo vị trí việc làm được phê duyệt; thực hiện việc đánh giá, phân loại công chức, viên chức đúng theo quy định; phấn đấu mức độ hoàn thành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức trong năm đạt 100%, 100% cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn theo quy định và trên 70% được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ trong năm.

- Sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công cung cấp trên lĩnh vực y tế đạt mức 80%; sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước đạt mức trên 80%;

- Mức độ hoàn thành kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh trong 2018 đạt 100%; mức độ sử dụng thư điện tử công vụ trong giải quyết công việc của cán bộ, công chức tại các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và đơn vị hành chính cấp huyện phấn đấu đạt 100%; 85% trở lên các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong tỉnh được thực hiện dưới dạng điện tử; thủ tục hành chính của các sở, ngành, địa phương được cung cấp trực tuyến đạt tỷ lệ trên 70% mức độ 3 và trên 30% đạt mức độ 4; 30% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến ở mức độ 3; 90% hồ sơ khai thuế, nộp thuế của doanh nghiệp nộp qua mạng ở mức độ 4; 100% cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã triển khai thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình “Một cửa - Một cửa liên thông tỉnh Tiền Giang”;

- 100% cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có bố trí Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo quy định của Quyết định số 23/2016/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Yêu cầu

- Gắn kết chặt chẽ việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính; tăng cường chỉ đạo, phối hợp giữa các sở, ngành và địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính trong năm 2018, bảo đảm chất lượng hiệu quả.

- Đôn đốc triển khai kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch cải cách hành chính năm 2018, bảo đảm nâng cao năng lực, kỹ năng thực thi công vụ, ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

- Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước tại các sở, ngành và địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính.

II. NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRONG NĂM 2018

1. Cải cách thể chế

- Nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh, đảm bảo văn bản ban hành đúng với quy định của pháp luật, phù hợp tình hình thực tế của địa phương, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước của tỉnh;

- Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân các cấp ban hành, kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới cho phù hợp với quy định pháp luật và thực tiễn của địa phương;

- Thường xuyên theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh, đồng thời đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quthi hành pháp luật và hoàn thiện h thng pháp luật của tỉnh.

[...]