Kế hoạch 317/KH-UBND năm 2021 về triển khai Chương trình 06-CTr/TU thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 317/KH-UBND
Ngày ban hành 15/10/2021
Ngày có hiệu lực 15/10/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Phương
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 317/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 15 tháng 10 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

VỀ VIỆC TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH SỐ 06-CTR/TU NGÀY 18/5/2021 CỦA TỈNH ỦY (KHÓA XVI) THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XVI VÀ NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII

Thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 18/5/2021 của Tỉnh ủy (khóa XVI) thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện gồm các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tập trung xây dựng kế hoạch nhằm cụ thể hóa triển khai thực hiện có hiệu quả 08 chương trình hành động của Tỉnh ủy góp phần thực hiện thắng lợi 13 nhiệm vụ, 06 chương trình trọng điểm và 04 nhóm giải pháp đột phá chiến lược Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra.

- Tập trung huy động, lồng ghép và sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ, bền vững, cân đối, hài hòa dựa trên nền tảng kinh tế tri thức, đổi mới sáng tạo và giá trị bản sắc văn hóa Huế, góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Yêu cầu

- Kế hoạch được xây dựng phải phù hợp, sát đúng với tình hình thực tiễn gắn với phân bổ, cân đối nguồn lực hợp lý đảm bảo thực hiện hiệu quả các chương trình; lựa chọn những mục tiêu, khâu đột phá để tập trung chỉ đạo, tạo bứt phá nhằm đạt được kết quả cao nhất.

- Tổ chức phân công, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng, rõ người, rõ việc cho từng Sở, ban, ngành, địa phương gắn với trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu; trong đó, cần chủ động xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm, lộ trình triển khai, thời gian hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.

II. MỤC TIÊU

Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước và khu vực về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đạt mức cao.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH

1. Chương trình phát triển kinh tế

1.1. Mục tiêu chung: Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng đổi mới sáng tạo để gia tăng giá trị sản xuất kinh doanh, tiếp cận kinh tế tri thức và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

1.2. Nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm

a) Lĩnh vực du lịch, dịch vụ

- Mục tiêu: Tập trung phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á vào năm 2030, trở thành trung tâm du lịch đặc sắc của Châu Á vào năm 2045. Đến năm 2025, thu hút khoảng 6 triệu lượt khách, trong đó, lượt khách quốc tế khoảng 40 - 50%; GRDP ngành du lịch đóng góp 10 - 12% GRDP của tỉnh.

- Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

+ Tập trung xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Tỉnh ủy (khóa XVI) về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 nhằm phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

+ Phát triển, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, dịch vụ mang tính đặc trưng, có đẳng cấp để nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định thương hiệu điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế như: Khai thác hiệu quả Quần thể di tích cố đô Huế; xây dựng phố đêm tại các đường quanh Đại Nội Huế; hình thành không gian đi bộ bờ Bắc sông Hương kết nối không gian đi bộ bờ Nam sông Hương[1] gắn phát triển phố đêm với hình thành khu ẩm thực về đêm để phục vụ nhu cầu của du khách; phát triển du lịch thông minh, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong ngành du lịch.

Kết nối khai thác chuỗi bảo tàng trên trục đường Lê Lợi để hình thành không gian văn hóa nghệ thuật: Bảo tàng Hồ Chí Minh, Không gian Nghệ thuật Lê Bá Đảng, Không gian nghệ thuật Điềm Phùng Thị thuộc Bảo tàng Mỹ thuật Huế, Bảo tàng Nghệ thuật Thêu XQ để đưa vào chương trình phục vụ khách tham quan, du lịch.

Ưu tiên tập trung phát triển một số sản phẩm mang tính đặc trưng khác biệt của văn hóa, di sản, con người Huế như: Ẩm thực, áo dài, khu vực Hổ Quyền - Voi Ré, Lễ đổi gác ở Ngọ Môn, lễ tế Đàn Xã Tắc, Đàn Nam Giao...

Nâng cao chất lượng và khai thác có hiệu quả các sản phẩm du lịch truyền thống như Nhã nhạc Cung đình Huế, Ca Huế, các làn điệu dân ca, dân nhạc, dân vũ, ẩm thực, áo dài, xích lô và các trò chơi dân gian, nhất là các đặc trưng văn hóa dân tộc ít người mang đậm bản sắc riêng để phục vụ phát triển du lịch.

Xúc tiến đầu tư và phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh. Phát huy nét đặc trưng của du lịch tâm linh như: Đền Huyền Trân, Thiền viện Trúc lâm Bạch Mã, Tượng Quán Thế Âm, các cổ tự... nhằm đáp ứng xu hướng của khách du lịch đang hướng tới trải nghiệm sự thanh tịnh.

Khai thác loại hình du lịch nghỉ dưỡng, khám chữa bệnh tại các khu nước khoáng nóng Mỹ An, Thanh Tân, Thanh Phước, bệnh viện Trung ương Huế, bệnh viện y học cổ truyền... Ưu tiên phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, đẳng cấp quốc tế ở vùng biển, đầm phá và đô thị đẳng cấp cao ở Bạch Mã, Chân Mây - Lăng Cô với trọng tâm là Cảng du lịch quốc tế Chân Mây, các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí cao cấp, những khu phố đêm sôi động, tạo nên sự khác biệt cho thành phố di sản Huế nhằm thu hút du khách quốc tế... Chú trọng phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tại các địa phương có tiềm năng, thế mạnh[2].

+ Đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng và kết nối giao thông thuận lợi cho phát triển du lịch, dịch vụ như: Nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Phú Bài; đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn; đường Tố Hữu - sân bay Phú Bài; đường ven biển; hạ tầng thuộc Quy hoạch khu du lịch quốc gia Lăng Cô - Cảnh Dương; hạ tầng du lịch thông minh; đường vào Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã, điện Hòn Chén và các bến thuyền sông Hương, đầm phá; hạ tầng làng cổ Phước Tích, phố cổ Bao Vinh... Xây dựng Cảng Chân Mây là cảng biển du lịch quốc tế nối với Hạ Long, Vũng Tàu, Phú Quốc, Hong Kong, Singapore, Philippines..., đôn đốc triển khai thực hiện các dự án đầu tư chiến lược như: BRG, Kim Long Motors Huế, Ecopark, Địa Trung Hải, Minh Viễn, Laguna - Lăng Cô (giai đoạn 2),...

+ Tăng cường các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, thiết thực. Trọng tâm: Xây dựng chiến lược xúc tiến quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế trong tình hình mới, giai đoạn mới phù hợp với nhu cầu, xu hướng, thị trường du lịch. Xây dựng các thương hiệu điểm đến của Huế để tuyên truyền, quảng bá gắn với tuyên truyền, giới thiệu về hình ảnh điểm đến; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chú trọng quảng bá, xúc tiến trên các trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội, các trang mạng quảng bá của Tổng Cục Du lịch...

[...]