Kế hoạch 35/TANDTC tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) do Tòa án nhân dân tối cao ban hành

Số hiệu 35/TANDTC
Ngày ban hành 05/03/2013
Ngày có hiệu lực 05/03/2013
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Tòa án nhân dân tối cao
Người ký Nguyễn Sơn
Lĩnh vực Bất động sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN
TỐI CAO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 35/TANDTC

Hà Nội, ngày 05 tháng 03 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

VỀ VIỆC TỔ CHỨC LẤY Ý KIẾN VỀ DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)

Thực hiện Nghị quyết số 563/NQ-UBTVQH13 ngày 21-01-2013 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Văn bản số 145-CV/TW ngày 04-02-2013 của Ban chấp hành trung ương Đảng về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Trên cơ sở quán triệt các văn bản nêu trên, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trong ngành Tòa án nhân dân với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tổ chức lấy ý kiến về các quy định của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nhằm các mục đích sau:

a) Huy động trí tuệ, tâm huyết, thể hiện ý chí, nguyện vọng của cán bộ, công chức ngành Tòa án và các vị Hội thẩm trong việc sửa đổi Luật Đất đai;

b) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Lãnh đạo, cán bộ, công chức ngành Tòa án và các vị Hội thẩm trong việc sửa đổi Luật Đất đai và thi hành Luật Đất đai.

2. Yêu cầu

Việc tổ chức lấy ý kiến về các quy định của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Quán triệt và thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết Hội nghị lần sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về việc tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai và Nghị quyết số 563/NQ-UBTVQH13 ngày 21-01-2013 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo chặt chẽ của lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao và lãnh đạo của Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự các cấp trong việc lấy ý kiến Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Không để các đối tượng xấu, thế lực thù địch lợi dụng chống phá, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

b) Việc tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) phải được thảo luận, lấy ý kiến với các hình thức thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi để các Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án và các cán bộ, công chức khác tham gia đóng góp ý kiến;

c) Việc tổ chức lấy ý kiến phải được tiến hành rộng rãi, dân chủ, khoa học, công khai, thiết thực và tiết kiệm;

d) Ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) phải được tập hợp đầy đủ, chính xác, khách quan, trung thực và là cơ sở để góp phần hoàn thiện Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi);

đ) Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án quân sự, Tòa án nhân dân các cấp có trách nhiệm phổ biến, quán triệt để Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án và các cán bộ, công chức khác của Tòa án tham gia đóng góp ý kiến và phản ánh trung thực, kịp thời ý kiến đóng góp về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi);

g) Việc tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) phải được xác định là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của ngành cần được ưu tiên và tập trung chỉ đạo thực hiện, bảo đảm chất lượng và đúng tiến độ theo yêu cầu.

II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC, ĐỐI TƯỢNG LẤY Ý KIẾN

1. Nội dung lấy ý kiến

Lấy ý kiến toàn bộ dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) gồm: 14 Chương, 206 điều; kỹ thuật trình bày các quy định của Luật đất đai (sửa đổi).

2. Hình thức lấy ý kiến

a) Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được đăng tải toàn văn trên Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao (www.toaan.gov.vn) để cán bộ, công chức trong toàn ngành và các vị Hội thẩm đóng góp ý kiến.

b) Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được lấy ý kiến thông qua hình thức góp ý kiến bằng văn bản gửi về Tòa án nhân dân tối cao (qua Viện khoa học xét xử).

3. Đối tượng lấy ý kiến

Đối tượng lấy ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bao gồm:

a) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

b) Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao;

c) Các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp;

d) Các cán bộ, công chức công tác trong ngành Tòa án, Hội thẩm nhân dân và Hội thẩm quân nhân.

[...]