Kế hoạch 3482/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg về nhiệm vụ, giải pháp phát triển sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu do tỉnh Kon Tum ban hành
Số hiệu | 3482/KH-UBND |
Ngày ban hành | 13/12/2018 |
Ngày có hiệu lực | 13/12/2018 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Kon Tum |
Người ký | Nguyễn Hữu Tháp |
Lĩnh vực | Thương mại,Xuất nhập khẩu |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3482/KH-UBND |
Kon Tum, ngày 13 tháng 12 năm 2018 |
Triển khai Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
1. Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tại Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu.
2. Phải có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, liên tục giữa địa phương và trung ương; giữa các Sở, ban ngành, huyện, thành phố; giữa các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu.
1. Cải cách thể chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí, loại bỏ những nút thắt, rào cản đối với xuất khẩu
- Các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Kế hoạch hành động số 879/KH-UBND ngày 03/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/2/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020; Chương trình hành động số 1828/CTr-UBND ngày 08/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.
- Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh rà soát lại các loại phí và mức phí thu vào hàng hóa xuất nhập khẩu, nhất là hàng xuất khẩu, để giảm phí cho doanh nghiệp tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y.
2. Tăng cường công tác thông tin giúp định hướng sản xuất phục vụ xuất khẩu, giao Sở Công Thương:
- Tăng cường nắm bắt, cung cấp thông tin thị trường, sự thay đổi chính sách của nước nhập khẩu, các rào cản kỹ thuật, rủi ro trong thanh toán... kịp thời báo cáo, thông tin để Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở, ngành, Hiệp hội và doanh nghiệp biết, chủ động có biện pháp khắc phục.
- Chủ động phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị, địa phương liên quan thường xuyên thông tin kịp thời đến doanh nghiệp và người dân phục vụ cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu.
3. Đẩy mạnh cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường, nâng cao chất lượng, đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm; tập trung các giải pháp tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp có thế mạnh là cà phê, cao su, sắn. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì:
- Thực hiện tái cơ cấu theo hướng phát triển sản xuất bền vững, tập trung, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế của từng sản phẩm; tiếp tục đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh, tạo ra sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng và sức cạnh tranh trên thị trường; hình thành và phát triển một số vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, ứng dụng công nghệ cao từ khâu chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm tại thành phố Kon Tum, huyện Đăk Hà, huyện Kon Plông và huyện Ia H'Drai.
- Tập trung nghiên cứu, lựa chọn các giống có năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh cho các đối tượng cây trồng chủ lực của tỉnh (như cao su, cà phê) phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tái cơ cấu ngành; nghiên cứu và ứng dụng các mô hình sản xuất theo chuỗi và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tăng cường công tác quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nông, thủy sản thông qua các biện pháp quản lý theo hệ thống từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến xuất khẩu như áp dụng GAP, CoC, HACCP; xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, vi phạm quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm, cạnh tranh không lành mạnh làm mất uy tín nông, lâm sản của tỉnh.
4. Phát triển sản xuất công nghiệp gắn với điều kiện cụ thể của địa phương; gắn với phát triển quy mô lớn, công nghệ cao; phát triển công nghiệp hỗ trợ để nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu; tập trung các giải pháp tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp có thế mạnh là dệt may, cao su, cà phê, tinh bột sắn, gỗ và sản phẩm gỗ.
4.1. Sở Công Thương
- Thông tin, phổ biến rộng rãi nội dung chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 10/2017/QĐ-TTg ngày 03/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ đến các đối tượng được thụ hưởng chính sách biết, tham gia thực hiện.
- Triển khai hiệu quả Kế hoạch số 1281/KH-UBND ngày 17/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai Quyết định số 10/2017/QĐ-TTg ngày 03/04/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
- Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ thuộc các ngành, lĩnh vực trong Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển ban hành kèm theo Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân nâng cao năng lực trong hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
4.2. Sở Khoa học và Công nghệ
Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu tăng cường liên kết, hợp tác, đổi mới công nghệ, tìm kiếm nhập khẩu dây chuyền công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn mà quốc tế quy định, tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của từng ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng có giá trị gia tăng cao đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
4.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Đẩy mạnh, đổi mới công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, đảm bảo đúng trọng tâm và hiệu quả vào lĩnh vực sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và các ngành công nghiệp hỗ trợ, tập trung vào các dự án thân thiện với môi trường, có công nghệ tiên tiến, tạo ra phương thức kinh doanh mới mang lại giá trị gia tăng cao.
5. Tăng cường công tác đàm phán, hội nhập để phát triển thị trường và tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới
- Sở Công Thương thường xuyên cập nhật, tiếp nhận thông tin từ Bộ Công Thương để tổ chức tuyên truyền rộng rãi về ưu đãi FTA, hướng tận dụng và cách tận dụng ưu đãi FTA, hướng dẫn các doanh nghiệp hiểu rõ và nắm được quy tắc xuất xứ của nước nhập khẩu.