Kế hoạch 347/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Số hiệu 347/KH-UBND
Ngày ban hành 14/11/2022
Ngày có hiệu lực 14/11/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tiền Giang
Người ký Nguyễn Thành Diệu
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 347/KH-UBND

Tiền Giang, ngày 14 tháng 11 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NHẬN THỨC, PHỔ CẬP KỸ NĂNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG

Thực hiện Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Quyết định số 359/QĐ-BTTTT ngày 25/02/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Công văn số 489/BTTTT-THH ngày 17/02/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc triển khai Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (sau đây gọi tắt là Đề án), cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số.

- Phổ cập kỹ năng số cho các đối tượng tham gia vào quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số trong từng ngành, lĩnh vực và địa phương trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Triển khai thực hiện nghiêm túc, bám sát quy định để đảm bảo nội dung của Kế hoạch phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, đúng tiến độ đề ra của Đ án.

- Xác định rõ nội dung công việc, thời gian và trách nhiệm tổ chức thực hiện Đề án đảm bảo kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nâng cao nhận thức về chuyển đổi số

- Xây dựng các chiến dịch truyền thông số trải rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về chuyển đổi số; duy trì, nâng cấp chuyên trang thông tin điện tử về chuyển đổi số tỉnh Tiền Giang.

- Xây dựng, thiết lập và duy trì thường xuyên các chuyên mục, chuyên trang về chuyển đổi số trên các phương tiện thông tin đại chúng; đưa tin, viết bài về chuyển đổi số trên hệ thống báo chí, báo điện tử, trang tin điện tử, din đàn trực tuyến; tuyên truyền trên các cổng/trang thông tin điện tử, mạng nội bộ của các cơ quan, tổ chức nhà nước.

- Xây dựng các chương trình, phóng sự, chuyên đề chuyên sâu về chuyển đổi số trên hệ thống phát thanh, truyền hình; sản xuất các nội dung tin bài, ảnh, video, clip về chuyển đổi số.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về chuyển đổi số; các hội nghị, hội thảo, các cuộc triển lãm về chuyển đổi số.

- Tuyên truyền trực quan, sử dụng băng rôn, pa-nô, áp phích, tranh cổ động, đồ họa thông tin (infographic), đồ họa chuyển động (motion graphics), các vật dụng được in ấn thông tin tuyên truyền, biểu trưng nhận diện thông điệp tuyên truyền về chuyển đổi số.

- Tổ chức học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác chuyển đổi số; các mô hình và giải pháp chuyển đổi số hiệu quả trong các lĩnh vực để nhân rộng. Biểu dương, khen thưởng các gương điển hình tiên tiến; nhân rộng các mô hình, cách làm hay trong triển khai thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

2. Phổ cập kỹ năng chuyển đổi số

- Đào tạo, đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số, kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về chuyển đổi số, kỹ năng số cho người lao động trong tổ chức, doanh nghiệp của mình.

- Phổ cập kỹ năng số cho người dân qua Nn tảng học trực tuyến mở đại trà (MOOCs), đào tạo theo hướng cá nhân hóa sau khi Nền tảng học trực tuyến mở đại trà đi vào hoạt động. Phát triển kỹ năng số cho người dân thông qua việc tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng các dịch vụ số, trọng tâm là dịch vụ công trực tuyến và dịch vụ số trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, thương mại. Khuyến khích và tạo điều kiện cho người dân được học tập, nghiên cứu mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm và được công nhận chứng chỉ đào tạo trực tuyến.

3. Phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số

- Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số, công nghệ số cho đội ngũ là cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ làm công tác tham mưu chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã và trong các doanh nghiệp nhà nước.

- Rà soát và cử cán bộ tham gia chương trình đào tạo 1.000 chuyên gia chuyển đổi số và các hoạt động của mạng lưới chuyên gia chuyn đi squốc gia theo sự điều phối của Bộ Thông tin và Truyền thông.

III. KINH PHÍ

[...]