Kế hoạch 346/KH-UBND công tác phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2021 do tỉnh Bình Dương ban hành

Số hiệu 346/KH-UBND
Ngày ban hành 25/01/2021
Ngày có hiệu lực 25/01/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Nguyễn Lộc Hà
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 346/KH-UBND

Bình Dương, ngày 25 tháng 01 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT; HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ; CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT NĂM 2021

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Triển khai có hiệu quả Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân; tiếp tục thực hiện Luật Phổ biến giáo dục pháp luật, Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; các Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phổ biến giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật; Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021 của Chính phủ (Chương trình 705) và các Đề án về phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh.

2. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, phát hiện, nhân rộng các mô hình, cách làm mới có hiệu quả; phát huy tinh thần, trách nhiệm tự học tập, tìm hiểu pháp luật, tạo chuyển biến rõ nét trong ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân.

3. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, lồng ghép các hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật ở cơ sở, đảm bảo quyền được tiếp cận pháp luật của Nhân dân, đặc biệt là các đối tượng đặc thù theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật.

4. Đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật; củng cố, kiện toàn và phát huy vai trò của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (Hội đồng); tăng cường vai trò đầu mối tham mưu, phối hợp của Cơ quan thường trực Hội đồng, thành viên Hội đồng, tổ chức (cán bộ) pháp chế, các sở, ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp. Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật.

5. Gắn kết công tác phổ biến giáo dục pháp luật với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật và triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của tỉnh trong năm 2021; đặc biệt tuyên truyền pháp luật gắn với các sự kiện chính trị quan trọng như: Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng,...

6. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào hoạt động tuyên truyền pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

1. Nội dung tuyên truyền trọng tâm

- Tiếp tục thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung Hiến pháp năm 2013, các Luật, pháp lệnh, văn bản mới có hiệu lực thi hành trong năm 2021 như: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp; Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án; Luật Thanh niên; Bộ luật Lao động; Luật Đầu tư; Luật Doanh nghiệp; Luật Chứng khoán...

- Các quy định liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp, trọng tâm là nội dung chính sách, quy định mới trong văn bản; vấn đề khởi nghiệp; cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; khiếu nại, tố cáo; hôn nhân và gia đình; bảo vệ môi trường; an toàn vệ sinh thực phẩm; phòng, chống cháy nổ, an toàn giao thông đường bộ; cải cách tư pháp; cải cách hành chính, các hành vi bị cấm và chế tài xử lý;... cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý và Nhân dân.

- Tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế liên quan đến người dân, doanh nghiệp.

- Tuyên truyền, phổ biến định hướng các quy định về chính sách pháp luật mà dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội, đặc biệt là tuyên truyền Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; các chính sách, quy định dự kiến điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới trong Nghị quyết số 106/2020/QH14 ngày 10/6/2020 của Quốc hội như: Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), Luật Phòng chống ma túy (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người (HIV/AIDS)...; tích cực nắm bắt các phản biện, phản hồi của dư luận xã hội phục vụ việc hoàn thiện hệ thống pháp luật.

- Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, lợi ích của việc chấp hành pháp luật, hậu quả của việc không chấp hành và vi phạm pháp luật, nâng cao ý thức của người dân; tăng cường tuyên truyền Luật An ninh mạng để người dân nâng cao ý thức trong việc đăng tải các thông tin lên mạng xã hội; tiếp tục tuyên truyền về dịch bệnh Covid-19,...

2. Đối tượng chung và đối tượng đặc thù

2.1. Đối tượng chung

- Đối tượng Nhân dân: Chú trọng phổ biến kịp thời các văn bản pháp luật mới được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành trong năm 2021, các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương; các văn bản pháp luật quan trọng về những lĩnh vực liên quan mật thiết đối với người dân như: Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, an ninh mạng, đất đai, hôn nhân và gia đình, hộ tịch, dân sự, hình sự, hành chính, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, an toàn giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quy chế dân chủ ở cơ sở.

+ Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân các cấp; Hội đồng tỉnh, cấp huyện; các sở, ban, ngành, đoàn thể.

+ Thời gian thực hiện: Cả năm.

- Đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức: Triển khai sâu rộng Hiến pháp và các văn bản pháp luật mới ban hành; tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức; Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật An ninh mạng; Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước; cải cách hành chính, cải cách tư pháp; quy chế văn hóa công vụ và các văn bản liên quan; đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; quy chế thực hiện dân chủ ở cơ quan, tổ chức; pháp luật về an toàn giao thông.

+ Cơ quan thực hiện: Sở Nội vụ; Hội đồng cấp tỉnh, cấp huyện; các sở, ban ngành, đoàn thể.

+ Thời gian thực hiện: Cả năm.

- Đối tượng là thanh - thiếu niên, học sinh - sinh viên: Đưa nội dung các quy định pháp luật về an toàn giao thông, phòng, chống bạo lực học đường, phòng, chống tội phạm, ma túy, HIV/AIDS, các tệ nạn xã hội, Luật Thanh niên, Luật An ninh mạng, Luật Giáo dục, Luật Trẻ em, Luật Bảo vệ môi trường, Luật An toàn thực phẩm, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Hộ tịch, Bộ luật Dân sự... kết hợp phổ biến, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống đến từng nhóm đối tượng và lứa tuổi phù hợp.

Đối với học sinh - sinh viên: Tùy từng cấp học mà áp dụng hình thức và nội dung phổ biến pháp luật phù hợp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, phổ thông, cơ bản, thiết thực và có hệ thống như trong chương trình giáo dục mầm non và tiểu học được lồng ghép thông qua nội dung giáo dục đạo đức, hình thành thói quen phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội, ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, tinh thần tự giác, tạo tiền đề hình thành ý thức pháp luật; chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông trang bị kiến thức ban đầu về quyền, nghĩa vụ của công dân, rèn luyện thói quen, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; chương trình giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học trang bị kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật, kiến thức pháp luật liên quan đến ngành, nghề đào tạo.

+ Cơ quan chủ trì: Tỉnh đoàn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

+ Thời gian thực hiện: Cả năm.

[...]