Kế hoạch 342/KH-UBND năm 2022 triển khai công tác đối ngoại giai đoạn 2022-2023 và các năm tiếp theo của tỉnh Thừa Thiên Huế

Số hiệu 342/KH-UBND
Ngày ban hành 19/09/2022
Ngày có hiệu lực 19/09/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Phương
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 342/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 19 tháng 9 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI GIAI ĐOẠN 2022-2023 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Thực hiện Kế hoạch số 317/KH-UBND ngày 15/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai Chương trình số 06-CTr/TU ngày 18/5/2021 của Tỉnh ủy (khóa XVI) thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; Nghị quyết số 29/2021/NQ-HĐND ngày 26/8/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, Kế hoạch số 348/KH-UBND ngày 09/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 tỉnh Thừa Thiên Huế, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai công tác đối ngoại giai đoạn 2022-2023 và các năm tiếp theo của tỉnh Thừa Thiên Huế với nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Quán triệt và thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đại hội Đảng XIII “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, giải quyết tốt mi quan hệ giữa độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế; hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, linh hoạt, hiệu quả, vì lợi ích quốc gia-dân tộc, đảm bảo độc lập, tự chủ, chủ quyền quốc gia”, góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) 10 năm 2021-2030, Nghị quyết số 16/2021/QH15 ngày 27/7/2021 của Quốc hội về kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025 và Nghị quyết số 29/2021/NQ-HĐND ngày 26/8/2021 của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025.

- Triển khai định hướng công tác đối ngoại địa phương sau Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 20 và các Nghị quyết, Chỉ thị, Chương trình hành động của Đảng và Nhà nước, của tỉnh về đối ngoại và hội nhập quốc tế. Gắn kết chặt chẽ các hoạt động đi ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, giữa hoạt động chính trị đi ngoại với kinh tế đối ngoại, giữa chủ trương hội nhập quốc tế với nhiệm vụ củng cố quốc phòng - an ninh. Xem ngoại giao kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm nhằm tăng cường hợp tác phát triển với các đối tác nước ngoài, góp phần thúc đẩy phát triển KTXH của tỉnh một cách toàn diện, vững chắc.

- Phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực trong quá trình hội nhập quốc tế nhằm phát triển một cách toàn diện, vững chắc; nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học kỹ thuật, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng; duy trì tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và sản phẩm chủ lực, cải thiện đời sống nhân dân.

- Triển khai đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả Quyết định số 132-QĐ/TU ngày 01/3/2021 về việc ban hành Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế theo Quyết định 272-QĐ/TW, ngày 21/01/2015 của Bộ Chính trị.

2. Yêu cầu

- Công tác đối ngoại phải bám sát đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đối ngoại và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; bảo đảm được tính thiết thực và hiệu quả; gắn kết chặt chẽ giữa công tác đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân; giữa hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế với ngoại giao chính trị và ngoại giao văn hóa, với trọng tâm là ngoại giao kinh tế; tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế giao lưu hợp tác với các đối tác nước ngoài; tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, tranh thủ các nguồn vốn, khoa học, công nghệ nhằm phát huy tối đa nguồn lực bên ngoài và các nguồn lực khác phục vụ phát triển nhanh, bền vững của địa phương.

- Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong công tác tham mưu của cơ quan chuyên môn; sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh trong việc tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch về công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh. Các cấp, các ngành tiếp tục quán triệt, cụ thể hóa đường lối đối ngoại theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Chương trình hành động số 69-CTr/TU ngày 03/02/2020 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 27/5/2020 của Chính phủ ban hành về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW; 04 Nghị quyết của Tỉnh ủy về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch; giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; khoa học và công nghệ và trung tâm y tế chuyên sâu giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030... thành chính sách, kế hoạch, chương trình hành động cụ thể nhằm tăng cường quan hệ hợp tác thực chất, hiệu quả với từng đối tác, trong từng lĩnh vực cụ thể, nhất là về kinh tế. Chủ động triển khai các hoạt động đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị.

- Tích cực đổi mới và đa dạng hóa nội dung, hình thức trong hoạt động thông tin đối ngoại, tạo môi trường và điều kiện cho công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế tiến hành thuận lợi.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển khai các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ GIẢI PHÁP

1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt nhm nâng cao nhận thức về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của tỉnh về công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội đại biu toàn quốc ln thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI: “Đẩy mạnh hợp tác, mở rộng quan hệ đi ngoại, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực”, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, Nghị quyết số 29/2021/NQ-HĐND ngày 26/8/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021 - 2025, Kế hoạch số 348/KH-UBND ngày 09/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển KTXH 5 năm 2021- 2025 tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Tập trung đẩy mạnh hội nhập quốc tế phục vụ phát triển bền vững của địa phương theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các Nghị quyết, Chỉ thị của Ban Bí thư, Chính phủ, các chương trình, đề án về công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; văn hóa, xã hội, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, các lĩnh vực khác và các văn bản của địa phương về kế hoạch phát triển KTXH. Tham gia tích cực, chủ động vào công cuộc “xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, ly người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ” và thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong bối cảnh bình thường mới, trong đó:

a) Đặt “phục hồi và phát triển KTXH” là trọng tâm trong triển khai công tác đối ngoại, tăng cường nội hàm kinh tế trong các hoạt động đối ngoại địa phương, góp phần đưa công tác đối ngoại trở thành một trong những động lực phát triển của địa phương.

b) Nâng cao vai trò, trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Hội nhập quốc tế tỉnh Thừa Thiên Huế và các cơ quan tham mưu trong việc triển khai hoạt động ngoại giao kinh tế của địa phương.

c) Chú trọng đôn đốc, định kì rà soát, triển khai thực chất và hiệu quả các cam kết, thỏa thuận đã kí; đồng hành, hỗ trợ các hiệp hội, doanh nghiệp địa phương trong hp tác, kết nối với các đối tác nước ngoài, tận dụng tốt các cơ hội từ các xu thế mới mang lại.

d) Đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao kinh tế, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, tranh thủ tối đa nguồn lực đầu tư từ bên ngoài để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

đ) Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng thông thoáng, thuận tiện, sinh lợi cho các nhà đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư vào tỉnh. Chú trọng thu hút các dự án FDI, ODA, NGO phù hợp. Tích cực tham gia các diễn đàn, hội thảo, hội chợ trong nước, khu vực và thế giới để giới thiệu, quảng bá tiềm năng, cơ hội hợp tác, đầu tư của tỉnh Thừa Thiên Huế.

3. Tăng cường phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài trong thu hút các nguồn lực quốc tế chất lượng cao phục vụ phát triển nhanh và bền vững, cụ thể:

a) Phối hợp xây dựng và cập nhật định hướng chiến lược của tỉnh Thừa Thiên Huế, tăng cường tiếp xúc, quảng bá hình ảnh và giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của tỉnh nhằm tạo bứt phá trong tăng trưởng, kịp thời tiếp cận các thông tin về cơ hội hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư, khoa học - công nghệ và các lĩnh vực khác với các đối tác quốc tế.

b) Chủ động nghiên cứu, tham mưu mở rộng thiết lập hợp tác quốc tế với địa phương các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các đối tác khác. Coi trọng quan hệ hợp tác với nước láng giềng, các nước ASEAN và các nước trong khu vực, các đối tác chiến lược. Mở rộng thị trường, thu hút đầu tư chất lượng cao phục vụ, tận dụng hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã kí, đẩy mạnh hợp tác thực chất về khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Trong đó, chú trọng đổi mới nội dung, cách thức triển khai, tận dụng công nghệ số, gắn chặt với nhu cầu của tỉnh và doanh nghiệp.

c) Tiếp tục thúc đẩy đối thoại, kết nối, trao đổi định kì giữa tỉnh Thừa Thiên Huế với Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài bằng các hình thức linh hoạt.

d) Tranh thủ sự ủng hộ và phối hợp chặt chẽ với các Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài để thúc đẩy ngoại giao phát triển kinh tế với mục tiêu tăng cường và khai thông cầu nối với các nhà đầu tư tiềm năng.

đ) Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư, chú trọng công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ cùng với việc tăng cường các hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đa dạng hóa hình thức tổ chức, vận động, quảng bá phù hợp với từng đối tượng và lĩnh vực thu hút đầu tư để đạt hiệu quả tương xứng. Tập trung xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp có tiềm lực; các dự án sản xuất công nghiệp có quy mô lớn, có tính chủ đạo để thu hút các ngành công nghiệp hỗ trợ; ngành công nghiệp văn hóa, y tế, công nghệ thông tin; các dự án chế biến từ nguyên liệu cát, gỗ, nông, thủy sản, sản xuất sợi, cơ khí và các dự án công nghệ cao, sản xuất nguyên phụ liệu ngành công nghiệp dệt may; dự án nông nghiệp công nghệ cao.

[...]