Kế hoạch 3398/KH-UBND năm 2017 thực hiện Nghị quyết 98/NQ-CP và Chương trình 41-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW “về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" do tỉnh Kon Tum ban hành

Số hiệu 3398/KH-UBND
Ngày ban hành 15/12/2017
Ngày có hiệu lực 15/12/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Lê Ngọc Tuấn
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3398/KH-UBND

Kon Tum, ngày 15 tháng 12 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 98/NQ-CP NGÀY 03/10/2017 CỦA CHÍNH PHỦ VÀ CHƯƠNG TRÌNH SỐ 41-CTR/TU NGÀY 12/10/2017 CỦA TỈNH ỦY VỀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 10-NQ/TW NGÀY 03/6/2017 CỦA HỘI NGHỊ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG LẦN THỨ 5 KHÓA XII “VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRỞ THÀNH MỘT ĐỘNG LỰC QUAN TRỌNG CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA"

Thực hiện Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 03/10/2017 của Chính phủ và Chương trình số 41-CTr/TU ngày 12/10/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV về thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII “về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 10-NQ/TW), UBND tỉnh Kon Tum xây dựng Kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Nêu cao trách nhiệm của các ngành, các cấp, của người đứng đầu các đơn vị trong việc triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ theo tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp, lấy doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh.

- Thúc đẩy phong trào và khơi dậy tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh; tạo môi trường thuận lợi để tổ chức, cá nhân có dự án/ý tưởng khởi nghiệp được hỗ trợ, tư vấn khởi nghiệp thành công. Đẩy mạnh công tác đào tạo về khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp trong toàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh khu vực kinh tế tư nhân của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020 có từ 2.500-3.000 doanh nghiệp; đến năm 2025 có hơn 4.000 doanh nghiệp và đến năm 2030 có ít nhất 5.000 doanh nghiệp. Hình thành doanh nghiệp quy mô lớn, sản phẩm có thương hiệu được bảo hộ và có sức cạnh tranh trên thị trường.

- Phấn đấu tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân trong cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 đạt khoảng 30%, năm 2025 đạt khoảng 35%, đến năm 2030 khoảng 45-50%.

- Đến năm 2020, hỗ trợ khoảng 500 dự án, ý tưởng khởi nghiệp, trong đó ít nhất 20% dự án, ý tưởng huy động vốn thành công từ các nhà đầu tư. Hỗ trợ phát triển khoảng 100 doanh nghiệp khởi nghiệp có sản phẩm thương mại hóa.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, thống nhất nhận thức về phát triển kinh tế tư nhân

a) Các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố phối hợp tổ chức triển khai, nghiên cứu, quán triệt các nội dung của Nghị quyết số 10-NQ/TW trong toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về thái độ, trách nhiệm, tác phong thực hiện công vụ, thể hiện rõ tính năng động, đổi mới tư duy theo hướng chuyển sang chính quyền mang tính phục vụ; tiếp thu và coi trọng ý kiến đóng góp của người dân, doanh nghiệp.

* Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

b) Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn các cơ quan báo chí làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận xã hội, phát huy tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, các cấp, các chủ doanh nghiệp và toàn thể nhân dân trên địa bàn tỉnh để thực hiện thắng lợi phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

* Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

2. Tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân

a) Các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố:

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; các nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; Đề án cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh đến năm 2020; Kế hoạch số 879/KH-UBND ngày 03/4/2017 của UBND tỉnh về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 414/QĐ-UBND ngày 17/5/2017 của UBND tỉnh phê duyệt Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017-2020; Kế hoạch số 995/KH-UBND ngày 18/5/2016 của UBND tỉnh về cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020...

- Khuyến khích và tạo điều kiện để kinh tế tư nhân tham gia đầu tư phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh; các hộ kinh doanh đầu tư vốn, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ trong sản xuất kinh doanh.

- Tiếp tục rà soát, đánh giá, đề xuất bãi bỏ ít nhất từ 1/3 -1/2 số điều kiện kinh doanh hiện hành trong lĩnh vực quản lý và thủ tục hành chính của đơn vị mình đang gây cản trở, khó khăn cho hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tạo điều kiện để kinh tế tư nhân tham gia vào quá trình cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước; quá trình phát triển thị trường đất đai, tài nguyên, tín dụng, các dịch vụ tài chính...

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch ngành, lĩnh vực đảm bảo đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế và tính khả thi, không trở thành rào cản hành chính đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh; niêm yết, công khai một cách có hệ thống để doanh nghiệp, người dân thuận tiện trong tra cứu, theo dõi, kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch.

- Huy động nguồn lực phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, nhất là giao thông, điện, viễn thông, đô thị, cấp thoát nước, xử lý chất thải và tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận, sử dụng bình đẳng với chi phí hợp lý.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Thực hiện tốt công tác tiếp nhận, giải quyết kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp trước, trong và sau các buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp.

- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật theo lĩnh vực ngành, tại địa phương mình quản lý.

* Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

[...]