Kế hoạch 333/KH-UBND năm 2022 về kích cầu nội địa, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023

Số hiệu 333/KH-UBND
Ngày ban hành 19/12/2022
Ngày có hiệu lực 19/12/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Mạnh Quyền
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 333/KH-UBND

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

KÍCH CẦU NỘI ĐỊA, TĂNG TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HÓA, DOANH THU DỊCH VỤ TIÊU DÙNG CHỦ ĐỘNG THÍCH ỨNG LINH HOẠT, GÓP PHẦN PHỤC HỒI NHANH, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2023

Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thành ủy, UBND Thành phố về việc thực hiện các biện pháp phòng, chng dịch Covid-19 và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tình hình mới; Chương trình số 314/CTr-UBND ngày 28/12/2021 của UBND Thành phố về chương trình công tác năm 2022, theo đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 5570/TTr-SCT ngày 18/11/2022, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch Kích cầu nội địa, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023 (Sau đây gọi chung là kế hoạch Kích cu nội địa), như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích.

- Khc phục các khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội năm 2023 và giai đoạn 2021 - 2025;

- Kích cu nội địa, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững; qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chỉ tiêu tăng trưởng GRDP năm 2023 và giai đoạn 2021 - 2025, kiềm chế lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ, Thành ủy và Nghị quyết của HĐND Thành phố.

- Triển khai có hiệu quả Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và các chương trình của Thành phố: Xúc tiến thương mại, Khuyến mại tập trung, Khuyến công, Mỗi xã một sn phm (OCOP) ... hỗ trợ các đơn vị sản xuất, kinh doanh tăng cường kết nối giao thương, hợp tác liên kết trong đầu tư sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, qung bá thương hiệu, sản phẩm hàng hóa đến người tiêu dùng biết đến và lựa chọn.

- Tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới. Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyên canh tập trung, giá trị cao, bền vững và an toàn vệ sinh thực phẩm, gắn với nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới, hiện đại hóa nông thôn và bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; hỗ trợ phát triển các loại hình doanh nghiệp nông thôn, ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đô thị, sinh thái sản xuất nông sản sạch, hữu cơ, sản phẩm OCOP.

- Khuyến khích, phát triển các sản phẩm du lịch mới, độc đáo, tập trung phát triển các sản phẩm theo từng vùng, thế mạnh của đại phương; Đẩy mạnh phát triển sản phẩm dành cho người Hà Nội trải nghiệm; Nghiên cứu, xây dựng các sản phẩm du lịch đêm; Triển khai số hóa các điểm đến du lịch; Phát triển du lịch thành phố đảm bảo an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch hiệu quả phục vụ khách du lịch.

2. Yêu cầu

- Các sở, ngành trên cơ sở phân tích, đánh giá kết quả, nguyên nhân biến động chỉ tiêu tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng thành phố Hà Nội năm 2022 trong lĩnh vực đơn vị quản lý để khẩn trương xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể, hiệu quả, chất lượng nhằm kích cầu nội địa tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng thành phố Hà Nội năm 2023 đạt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của Thành phố đề ra.

- Các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã chủ động nắm sát tình hình và tăng cường phối hợp, đẩy mạnh cải cách hành chính để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hi, ổn định và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện các chương trình khuyến mại, kích cầu tiêu dùng song song với các giải pháp phòng chống dịch bệnh.

- Phát huy vai trò của các Hội, Hiệp hội trên địa bàn làm cầu nối giữa các doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước, tổng hợp các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp để kiến nghị đề xuất cơ quan thẩm quyền giải quyết; hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận và thực hiện tốt các cơ chế, chính sách của Nhà nước, hưởng ng tích cực các chủ trương của Thành phố, chủ động vượt qua khó khăn, nắm bắt thời cơ để sớm phục hồi các hoạt động kinh tế.

II. NỘI DUNG

1. Xây dựng và triển khai Kế hoạch tổ chức Chương trình khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội năm 2023 nhằm thu hút khoảng 1000 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia thông qua tổ chức các sự kiện: Vì quyền lợi người tiêu dùng, Tháng Khuyến mại, các chương trình xúc tiến thương mại ...nhằm hỗ trợ doanh nghiệp triển khai đa dạng các hình thức khuyến mại, trên quy mô lớn và với mức giảm giá sâu, cung cấp các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm bảo chất lượng, phục vụ tốt nhu cầu mua sắm của nhân dân, khách du lịch trong nước và quốc tế.

2. Đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thông qua việc tổ chức các chương trình: Hội chợ Hàng Việt, tun hàng Việt, Hội nghị kết nối, tiêu thụ, trưng bày sản phẩm hàng Việt, Chương trình bình chọn hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2023, Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, Khu công nghiệp...theo Kế hoạch của Thành phố. Đẩy mạnh các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá phát triển sản phẩm, thương hiệu, liên kết vùng, kết nối sản xuất giao thương trên địa bàn Thành phố và với các tỉnh, thành phố trên cả nước.

3. Tiếp tục kêu gọi thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hạ tầng thương mại, nâng cấp cải tạo hệ thống chợ, mở rộng mạng lưới bán hàng (các điểm bán hàng, các đại lý...), phát triển hệ thống bán lẻ, đặc biệt là hệ thống bán lẻ hiện đại phục vụ nhu cầu của nhân dân. Thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị sản xuất kinh doanh và phát triển thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển các phương thức kinh doanh hiện đại phù hợp với nn kinh tế số và hậu Covid-19. Hỗ trợ doanh nghiệp hình thành chuỗi sản xuất, cung ứng, liên kết trong nước, trên địa bàn Thành phố.

4. Triển khai Kế hoạch kích cầu du lịch nội địa trên địa bàn Thành phố năm 2023, tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch thế mạnh của Hà Nội, gồm du lịch di sản, văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch gắn với các sự kiện văn hóa, thể thao, thương mại; tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch, tuần lễ, hội chợ thu hút người dân, khách du lịch tới Hà Nội tham gia.

5. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, đảm bảo tối đa nguồn cung các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản, thực phẩm chế biến.... cho Thành phố gắn với tiếp tục phát triển hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR code nhằm minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc, kiểm soát an toàn thực phẩm và phát triển Chuỗi sản xuất - cung ứng - tiêu thụ nông sản an toàn.

6. Triển khai hiệu quả Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2023, cụ thể: Tổ chức các sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa từng vùng miền; Xây dựng các điểm giới thiệu quảng bá sản phẩm OCOP nhằm kích câu du lịch và mua sắm tiêu dùng.

7. Thực hiện tốt Chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ... bảo vệ, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng và doanh nghiệp, sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường; kiểm soát tốt công tác an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa trên địa bàn.

8. Đẩy mạnh tuyên truyền về các chương trình kích cầu tiêu dùng và du lịch nội địa trên địa bàn Thành phố.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương

- Chủ trì triển khai các nội dung, chương trình kích cầu nội địa theo nhiệm vụ được phân công, đôn đốc tổng hợp báo cáo UBND Thành phố theo quy định.

- Chủ trì xây dựng, triển khai có hiệu quả các Kế hoạch thực hiện Chương trình trong năm 2023: Chương trình Khuyến mại tập trung; Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Thành phố; Kế hoạch Tổ chức hoạt động liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung- cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực Công Thương; Kế hoạch phát triển hoạt động logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội; Kế hoạch phát triển thương mại điện tử; kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gn với các địa điểm du lịch làng nghề du lịch nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến thực tế thị trường hàng hóa thiết yếu và tổ chức triển khai có hiệu quả các giải pháp đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn Thành phố. Theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả hàng hóa trên thị trường, đặc biệt là các mặt hàng có thể mất cân đối cung cầu do nhu cầu đột biến từ dịch bệnh để kịp thời tham mưu Thành phố, Bộ Công Thương có biện pháp xử lý kịp thời.

[...]
11
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ