Kế hoạch 33/KH-UBND năm 2021 về tổng kết Chiến lược Quốc gia Phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 và Kế hoạch thực hiện Công ước liên hợp quốc về chống tham nhũng của thành phố Hà Nội

Số hiệu 33/KH-UBND
Ngày ban hành 03/02/2021
Ngày có hiệu lực 03/02/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Trọng Đông
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHHÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/KH-UBND

Hà Nội, ngày 03 tháng 02 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TỔNG KẾT CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ CHỐNG THAM NHŨNG CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Thực hiện Quyết định số 560/QĐ-BCĐTKCLQG ngày 30/12/2020 của Ban chỉ đạo tổng kết Chiến lược quốc gia đến năm 2020 và Kế hoạch thực hiện UNCAC về ban hành Kế hoạch Tổng kết Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020 và Kế hoạch thực hiện Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC); UBND thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch tổng kết Chiến lược Quốc gia Phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 và Kế hoạch thực hiện Công ước liên hp quốc về chống tham nhũng của thành phố Hà Nội với những nội dung chính như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tổng kết việc thực hiện Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 20/01/2010 của UBND Thành phố về thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 và việc thực hiện Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC) nhằm đánh giá kết quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống tham nhũng; làm rõ các mặt làm được, những hạn chế, tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; chỉ ra các nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện đồng thời kiến nghị, đề xuất những giải pháp có tính đột phá để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2020-2030.

2. Yêu cầu

Tiến hành tổng kết Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 20/01/2010 của UBND Thành phố về thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 và việc thực hiện Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng phải đảm bảo kịp thời, nghiêm túc, khoa học, tiết kiệm và toàn diện gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống tham nhũng tại Nghị quyết Trung ương 3, Khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí.

II. NỘI DUNG TỔNG KẾT

1. Việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật PCTN, Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020, Chương trình hành động của Chính phủ về PCTN, Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

- Kết quả thực hiện công tác phổ biến, quán triệt và xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020, chương trình hành động của Chính phủ về PCTN, Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng;

- Hiệu quả của công tác tuyên truyền trong việc nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về công tác PCTN; tính tiên phong, gương mẫu cán bộ, công chức trong PCTN;

- Các kết quả khác đã thực hiện để quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về PCTN; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN; hiệu quả và chất lượng thực hiện;

- Tình hình, kết quả và đánh giá việc tuyên truyền, phổ biến Chiến lược quốc gia PCTN, pháp luật về PCTN và Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng trên địa bàn.

- Đánh giá những bất cập, vướng mắc của cơ chế, chính sách, pháp luật và nhng hạn chế, yếu kém trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật PCTN; nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém.

2. Kết quả thực hiện các nhóm giải pháp

Đánh giá kết quả đã đạt được theo từng nhóm giải pháp, những việc chưa làm được, những khó khăn, hạn chế, tồn tại và phân tích rõ nguyên nhân; trong đó phân tích sâu một số nội dung sau:

2.1. Việc thực hiện tăng cường tính công khai, minh bạch trong việc thực hiện chính sách, pháp luật

- Thực hiện công khai, minh bạch các quy định về quản lý kinh tế - xã hội phục vụ công tác PCTN trong các hoạt động: Công tác cải cách hành chính, quản lý, sử dụng đt đai, công sở; hoạt động mua sm công và công tác thu chi ngân sách; quản lý, sử dụng kinh phí chương trình mục tiêu, chương trình quốc gia, kinh phí nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; quản lý vốn, tài sản của Nhà nước và nhân sự trong doanh nghiệp có vốn nhà nước;

- Thực hiện công khai, minh bạch trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, đơn vị theo quy định.

- Công khai, minh bạch các quyết định trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, điu tra, truy tố, xét xử và thi hành án;

- Các giải pháp đổi mới công nghệ quản lý và hạn chế tiêu dùng tiền mặt.

- Đánh giá những bất cập, vướng mắc của cơ chế, chính sách, pháp luật và những hạn chế, yếu kém trong tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém.

2.2. Hoàn thiện chế độ công vụ, công chức nâng cao chất lượng thực thi công vụ

- Thực hiện đánh giá và đề xuất hoàn thiện việc phân công, phân cấp; quy định cụ thể, rành mạch chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cấp quản lý, khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống trong hoạt động quản lý.

- Việc thực hiện và đề xuất hoàn thiện các quy định về tuyển dụng, tiếp nhận, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; xử lý kiên quyết, kịp thời các vi phạm trong quản lý và sử dụng cán bộ, công chức;

- Kết quả việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; tăng cường giáo dục liêm chính, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng;

- Thực hiện cơ chế về trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý; cơ chế miễn nhiệm, bãi nhiệm, cho từ chức, tạm đình chỉ chức vụ của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách;

[...]