Quyết định 4251/QĐ-UBND năm 2023 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định

Số hiệu 4251/QĐ-UBND
Ngày ban hành 16/11/2023
Ngày có hiệu lực 16/11/2023
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Định
Người ký Phạm Anh Tuấn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4251/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 16 tháng 11 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 20/11/2018;

Căn cứ Nghị quyết số 168/NQ-CP ngày 11/10/2023 của Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh tại Công văn số 861/TTT-P4 ngày 09/11/2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:

- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Thanh tra Chính phủ;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Ban Chỉ đạo PCTNTC tỉnh;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- VP Tỉnh ủy, các Ban của Tỉnh ủy;
- CA, BCHQS, BCHBĐBP, VKSND, TAND tỉnh;
- VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Các tổ chức CT-XH tỉnh;
- NHNN - CN Bình Định;
- Đơn vị sự nghiệp công lập, DNNN thuộc tỉnh;
- Báo Bình Định, Đài PT-TH Bình Định;
- Lưu: VT, K11.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phạm Anh Tuấn

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số        /QĐ-UBND ngày   /11/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Thực hiện Nghị quyết số 168/NQ-CP ngày 11/10/2023 của Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030; Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 của Chính phủ, bảo đảm đồng bộ, có hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương nhằm góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn và đến năm 2030; khắc phục những hạn chế, yếu kém, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh thời gian tới; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XX của Đảng bộ tỉnh, Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X, Kết luận số 12-KL/TW ngày 06/4/2022 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực…

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhằm xây dựng bộ máy hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

- Làm căn cứ để các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp nhà nước do tỉnh quản lý (gọi chung là các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị) xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn để triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian từ nay đến năm 2030.

2. Yêu cầu

- Xác định công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, được tiến hành mạnh mẽ, kiên quyết, kiên trì, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ; lấy phòng ngừa là cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách, đột phá; kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa, phát hiện, xử lý và sử dụng đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự.

- Gắn phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, kiểm soát quyền lực nhà nước, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, củng cố niềm tin của Nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

- Việc xây dựng và triển khai thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới phải bảo đảm quán triệt quan điểm, mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Chiến lược quốc gia của Chính phủ, các chương trình, kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

[...]