Kế hoạch 32/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Số hiệu 32/KH-UBND
Ngày ban hành 18/02/2022
Ngày có hiệu lực 18/02/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Nguyễn Văn Sơn
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 32/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 18 tháng 02 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 06/QĐ-TTG NGÀY 06/01/2022 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG DỮ LIỆU DÂN CƯ, ĐỊNH DANH VÀ XÁC THỰC ĐIỆN TỬ PHỤC VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2022-2025, TẦM NHÌN ĐẾN 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

Thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030 (sau đây viết tắt là Đề án 06),

Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

1.1. Triển khai toàn diện, đồng bộ, kịp thời, có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030; đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số tỉnh Tuyên Quang trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2030.

1.2. Quán triệt đầy đủ, sâu sắc các nội dung Đề án 06 đến các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhằm nâng cao nhận thức về sự cần thiết phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030; tiếp tục hoàn thiện dữ liệu dân cư bảo đảm "đúng", "đủ", "sạch", "sống".

1.3. Ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử một cách linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, phù hợp tình hình thực tế tại địa phương trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để phục vụ 5 nhóm tiện ích sau:

(1) Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến;

(2) Phục vụ phát triển kinh tế - xã hội;

(3) Phục vụ công dân số;

(4) Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư;

(5) Phục vụ chỉ đạo, điều hành lãnh đạo các cấp.

1.4. Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; sự tham gia của tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong quá trình triển khai thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh, sử dụng nguồn nhân lực tối ưu, giải quyết hiệu quả các nhiệm vụ; xác định thành công của Đề án 06 là yếu tố quyết định, đảm bảo sự thành công của chuyển đổi số.

1.5. Đẩy mạnh việc kết nối, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các Cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phục vụ phát triển kinh tế -xã hội; phục vụ công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư theo đúng mục tiêu của Chính phủ chỉ ra trong Đề án.

2. Yêu cầu

2.1. Quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, phân công rõ trách nhiệm; các cơ quan, đơn vị liên quan được giao nhiệm vụ chủ trì hoặc tham gia phối hợp phải tích cực, chủ động nghiên cứu, đề xuất những sáng kiến, giải pháp, cách làm mới để nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện Đề án 06 đúng nội dung, tiến độ, chất lượng.

2.2. Việc ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia phải đảm bảo hiệu quả, an ninh, an toàn và bảo mật bí mật thông tin công dân; tuân thủ chặt chẽ, nghiêm túc quy trình nghiệp vụ đúng theo quy định của pháp luật, không để xảy ra thất thoát, lãng phí trong quá trình thực hiện.

II. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tham gia ý kiến vào dự thảo các văn bản về phát triển, cung cấp ứng dụng, dịch vụ số liên quan đến thông tin dân cư khi có chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành ở Trung ương và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh

- Cơ quan, đơn vị thực hiện: Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.

- Thời gian thực hiện: Theo yêu cầu của Chính phủ, các Bộ, ngành ở Trung ương và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với từng dự thảo văn bản.

2 . Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến

2.1. Hướng dẫn tích hợp, cung cấp dịch vụ xác thực thông tin về số Chứng minh nhân dân (9 số) với Căn cước công dân trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và Cơ sở dữ liệu thuế phục vụ xác thực thông tin về người nộp thuế trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực thuế.

- Cơ quan, đơn vị thực hiện: Công an tỉnh, Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan.

- Thời gian thực hiện: Thực hiện theo lộ trình Đề án.

2.2. Hướng dẫn các sở, ngành thực hiện tích hợp, kết nối và chia sẻ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh phục vụ xác thực, chia sẻ thông tin công dân khi thực hiện thủ tục hành chính theo nguyên tắc không yêu cầu khai báo lại các thông tin đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ