Kế hoạch 3107/KH-UBND năm 2015 thực hiện kế hoạch 72-KH/TU về triển khai thực hiện kết luận 95-KL/TW tiếp tục thực hiện chỉ thị số 21-CT/TW về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới đến năm 2018 do tỉnh Bình Dương ban hành

Số hiệu 3107/KH-UBND
Ngày ban hành 09/09/2015
Ngày có hiệu lực 09/09/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Trần Văn Nam
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3107/KH-UBND

Bình Dương, ngày 09 tháng 09 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 72-KH/TU NGÀY 13/5/2015 CỦA TỈNH ỦY VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 95-KL/TW, NGÀY 02/4/2014 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 21-CT/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ ĐẾN NĂM 2018

Thực hiện Kế hoạch số 72-KH/TU ngày 13/5/2015 của Tỉnh ủy về việc triển khai thực hiện Kết luận số 95-KL/TW ngày 02/4/2014 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới; Ủy ban nhân dân tnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Phổ biến, quán triệt, thực hiện có hiệu quả Kết luận số 95-KL/TW ngày 02/4/2014 của Ban Bí thư về tình hình, kết quả đạt được, những tồn tại, nguyên nhân sau 05 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị và những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới. Qua đó, xác định rõ vai trò, nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và đảng viên trong công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới.

2. Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả mục tiêu, nội dung và các giải pháp được nêu trong Chỉ thị 21-CT/TW, ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị, Chương trình hành động số 63-CTr/TU ngày 21/4/2008 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW và Kết luận số 95-KL/TW, khắc phục những tồn tại, hạn chế để tạo chuyển biến rõ rệt trong công tác phòng, chống ma túy.

3. Việc triển khai thực hiện Kết luận số 95-KL/TW cần được tiến hành đồng bộ với việc thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW và gắn với việc thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, các Chương trình phòng, chống ma túy của Chính phủ và Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống ma túy, phòng chng tội phạm trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục phổ biến, quán triệt sâu sắc Chỉ thị số 21-CT/TW và Kết luận số 95-KL/TW để thống nhất nhận thức: Công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng, sự quản lý của chính quyền các cấp, huy động được sức mạnh tổng hp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân. Các cấp ủy đảng, chính quyền cần phải xác định phòng, chống ma túy là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa thường xuyên, liên tục và lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ, tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội hoặc ngần ngại lãng tránh, khoán trắng cho lực lượng chuyên trách.

2. Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác phòng, chống ma túy. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và tháo gỡ những khó khăn về cơ chế, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực phòng, chng ma túy; đng thời nâng cao trách nhiệm cá nhân, kiểm điểm xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, địa phương để xảy ra tình hình phức tạp về ma túy mà thiếu trách nhiệm trong chỉ đạo giải quyết. Quan tâm bố trí nguồn lực cho công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy phù hợp với khả năng và điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa ở những lĩnh vực phù hợp. Tăng cường thực hiện chức năng giám sát công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy của Hội đồng nhân dân các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội.

3. Tập trung chỉ đạo công tác phòng ngừa, cần xác định đây là giải pháp chiến lược, lâu dài, trong đó coi trọng phòng ngừa ngay từ gia đình, nhà trường, tổ dân phố, khu dân cư, xã, phường, thị trấn, tập trung vào nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Đu tư ngun lực thích hp, thỏa đáng cho hoạt động phòng ngừa từ gia đình, cộng đồng thông qua các tổ chức đoàn thể. Phấn đấu ngăn chặn sự lây lan của tệ nạn ma túy và tăng dần số xã, phường, thị trấn, khu dân cư không có tệ nạn ma túy; kiềm chế tối đa việc gia tăng người nghiện mới.

Thường xuyên cập nhật và phổ biến thông tin cho nhân dân về những phát hiện mới về tác hại của ma túy, đặc biệt là ma túy tổng hợp cũng như phương thức, thủ đoạn của tội phạm ma túy; đưa nội dung phòng chống ma túy vào hệ thống giáo dục trên địa bàn; kịp thời biểu dương và động viên những mô hình, cá nhân tiêu biểu trong phòng, chống ma túy; bên cạnh đó cần trang bị kỹ năng cần thiết để tránh sa vào tệ nạn ma túy; xây dựng chương trình tuyên truyền chuyên biệt cho các nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Phát động phong trào toàn dân tham gia phòng, chống ma túy, nêu cao tinh thần cảnh giác phát hiện, tố giác đối tượng tham gia mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy, các tụ điểm phức tạp về mua bán ma túy trên địa bàn dân cư. Đ cao vai trò, trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục con, cháu tham gia phòng, chống ma túy.

4. Tiếp tục củng cố, kiện toàn nâng cao năng lực của các cơ quan chuyên trách phòng, chống ma túy về tổ chức, biên chế, trang thiết bị. Phấn đấu hàng năm tỷ lệ số vụ phạm tội về ma túy được phát hiện, bắt giữ của tỉnh tăng trên 10% so với năm trước. Nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm ma túy đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Thường xuyên đưa các vụ án ma túy ra xét xử điểm, xét xử lưu động tại các địa bàn phức tạp về ma túy nhằm răn đe, phòng ngừa tội phạm. Phấn đấu không để tồn tại và hình thành các tụ điểm mua bán, sử dụng các chất ma túy trên địa bàn công cộng và địa bàn dân cư.

5. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong phòng, chống và kim soát ma túy, tập trung quản lý chặt chẽ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh các loại tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tân dược gây nghiện. Thường xuyên kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm (quán bar, trường, karaoke, khách sạn, nhà trọ...) nhằm ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm hoạt động sử dụng ma túy, cht gây nghiện tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ này.

6. Tổ chức tốt công tác rà soát thống kê người nghiện ma túy, nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện nhằm kiềm chế, ngăn chặn sự gia tăng của tệ nạn ma túy. Đi mới công tác điều trị cai nghiện theo hướng tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng công tác cai nghiện tập trung; xây dựng và mở rộng mô hình cai nghiện tại cộng đồng và các dịch vụ tư vấn hỗ trợ người nghiện (phấn đấu thực hiện các mục tiêu cung cấp dịch vụ điều trị cho 70% số người nghiện vào năm 2015 và 90% vào năm 2020); từng bước hỗ trợ giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện; mở rộng chương trình điều trị thay thế bằng Methadone; thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ, kết hợp vận động, tuyên truyn với xử lý nghiêm các hành vi trồng và tái trồng cây chứa chất ma túy; lồng ghép công tác phòng, chống ma túy với chương trình xây dựng nông thôn mới và cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư"; đẩy mạnh xã hội hóa và khuyến khích tập thể, cá nhân đóng góp cho công tác phòng, chống ma túy. Phấn đấu 100% người nghiện được quản lý và tổ chức cai nghiện (bằng mô hình thích hợp) tập trung hoặc tại gia đình, địa phương.

Khuyến khích đầu tư cho các đề tài nghiên cứu khoa học, các sáng kiến trong việc tìm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng chống ma túy trên địa bàn tỉnh.

III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội căn cứ Kế hoạch số 72-KH/TU của Tỉnh ủy, Kết luận số 95-KL/TW của Ban Bí thư, Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị và những công tác trọng tâm nêu trên xây dựng kế hoạch phòng, chống ma túy của địa phương, đơn vị mình. Hàng năm có sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ phòng, chống ma túy làm một trong những tiêu chí để bình xét thi đua khen thưởng, phân loại; phát hiện, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về phòng, chng ma túy.

2. Công an tỉnh triển khai các biện pháp nghiệp vụ tổ chức phòng ngừa và đấu tranh trên các tuyến, địa bàn trọng điểm phức tạp về ma túy; phối hợp xây dựng và thực hiện phương án xóa bỏ các điểm nóng, phức tạp về ma túy; tập trung triệt phá các đường dây, tổ chức vận chuyển, mua bán ma túy; đẩy mạnh các hoạt động điều tra, phát hiện, bắt giữ kịp thời và đưa ra truy tố, xét xử nghiêm các đối tượng mua bán, vận chuyển, tàng trữ và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Chủ động nắm tình hình và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo và triển khai các biện pháp tuyên truyền giáo dục phòng, chống tái trồng cây thuốc phiện, cây cần sa. Phối hợp với các đơn vị có liên quan làm tốt công tác đưa đối tượng nghiện ma túy đi cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại nghị định 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của chính phủ quy định về chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện việc xóa bỏ, cấm tái trồng cây có chứa cht ma túy trên địa bàn tỉnh;

4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án “Đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020” của Chính phủ theo hướng đa dạng hóa, xã hội hóa các mô hình theo hướng giảm dần số lượng và nâng cao chất lượng các cơ sở cai nghiện tập trung, đồng thời xây dng, mở rộng mô hình cai nghiện và dịch vụ hỗ trợ dựa vào cộng đồng.

5. Sở Y tế mở rộng chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone; nghiên cứu, đề xuất và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch cung ứng thuốc Methadone giai đoạn 2015 - 2020 để đảm bảo nguồn cung ứng thuốc Methadone trong giai đoạn mở rộng chương trình; nghiên cứu áp dụng các phương pháp điều trị mới, có hiệu quả cho người nghiện ma túy tổng hợp; đầu tư trang thiết bị, nâng cao năng lực cho y tế cơ sở trong việc xác định tình trạng nghiện và điều trị cho người nghiện; kiểm soát chặt chẽ các loại tiền chất trong công nghiệp, y tế, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần không để sử dụng vào mục đích bất hợp pháp liên quan đến ma túy.

6. Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng Kế hoạch thông tin tuyên truyền phòng, chống ma túy và Kế hoạch bồi dưỡng nâng cao kỹ năng tuyên truyền cho các phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí, góp phần tuyên truyn, vận động các tng lớp nhân dân tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống ma túy.

7. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma túy và tội phạm tại các cơ sở giáo dục, nhất là đối với các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông; phối hợp với các ngành chức năng và gia đình, nhà trường tăng cường quản lý, giáo dục số học sinh, sinh viên có biểu hiện nghi vn liên quan đến hoạt động ma túy; đưa nội dung giáo dục về phòng, chống ma túy vào chương trình chính khóa ở các cấp học, bậc học...

8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng các tiêu chí về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ quan, đơn vị, khu dân cư; thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động dịch vụ văn hóa nhằm hạn chế phát sinh tệ nạn xã hội; chỉ đạo tuyên truyền phòng, chống ma túy thông qua các thiết chế văn hóa cơ sở, lồng ghép tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy với sinh hoạt văn hóa, th thao.

9. Sở Công thương quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu và sử dụng tiền chất trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, quản lý đến người sử dụng cuối cùng nhằm phòng tránh thất thoát tiền chất để điều chế ma túy.

10. Cục Hải quan tỉnh chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Cục Thuế tỉnh và các Ban quản lý các khu công nghiệp Bình Dương kiểm soát, quản lý việc xuất nhập khẩu và sử dụng tiền chất của các công ty, xí nghiệp chặt chẽ hơn nhằm phát hiện hoạt động có liên quan đến tội phạm ma túy.

11. Sở Tư pháp chủ trì, phối hp với các Sở, ngành có liên quan rà soát, nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật để hỗ trợ cho hoạt động phòng chống ma túy trên địa bàn tỉnh; rà soát tình hình thực hiện các chính sách, pháp luật xử lý đối với tội phạm về ma túy và những khó khăn, vướng mắc để tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh có kiến nghị với các bộ, ngành Trung ương. Tổ chức hoạt động tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật về phòng chống ma túy cho nhân dân.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ